- Tôi thấy khoan hãy vội. cứ xem tình hình thế nào đã.
- Tôi nảy ra một ý thế này. Tôi sẽ… thế… thế… - Diệu kế… đúng là
diệu kế. Nào, chúng ta đi thôi kẻo muộn.
…..
Đầu giờ thân, trời bỗng mưa to như trút nước. Trên đài cao, Toản run
lên cầm cập. Vừa đói, vừa lạnh, sắc mặt tái mét. Nhưng đã trót đóng kịch
rồi thì đành chịu đựng vậy. “Bố khỉ – cậu thầm mắng. Tại sao mấy hôm
trước không mưa, nay lại mưa. Lại mưa tận ba lần. Đùa mình chắc”.
Bất giác, Toản nhìn xuống khoảng đất dưới chân đài. Vốn dĩ trước đây,
nơi đó là một bãi đất trống. Giờ đây lại lố nhố toàn người là người. Họ nói
gì Toản xa quá, nghe không rõ. Chỉ biết bá tính đều quỳ xuống, sụp lạy.
“Có lẽ trời mưa thế mà lại hay. Dân chúng thấy mưa đổ xuống thế nào cũng
nghĩ trời cao cảm động vì mình”, nghĩ đến, Toản chợt thấy quên đi cái lạnh.
Giữa giờ thân. Mưa tạnh. Bầu trời lần nữa lại tỏa xuống những tia nắng
ấm áp. Phía xa xa đằng sau Tế đài, một chiếc cầu vồng hiện ra khoe sắc.
Dân chúng ngước nhìn lại có cảm tưởng đó chính là một vầng hào quang
phát ra từ chính Nhà vua. Khung cảnh lúc này thật lung linh huyền ảo.
- Ta muốn đả Long bào. Một giọng nói vang lên, rõ ràng là pha tạp giữa
khẩu âm nam bộ và trung bộ.
- Ngươi muốn đả Long bào với lý do gì? Một trong hai tên lính lệ hỏi.
- Bố khỉ. Hắn vô tri – người đàn ông chỉ vào Toản, dừng lại một chốc
rồi tiếp. Một mình chịu tội cũng đành, lại ra đây để dân đen cũng dầm mưa
theo. Thế há không phải vô tri thì là gì?
Tên lính lệ quay lại nhìn, lại thấy Trần Văn Kỷ gật đầu. Y bước đến,
đưa cây roi mây cho người đàn ông.