- Thật ra – Nguyễn Ánh nói – bao nhiêu thì phải đợi thám báo của CPQ.
Cái cần làm bây giờ là đối sách. Chúng ta đã chủ động tạo ra cuộc chiến
này thì không thể thua được.
Vào lúc này, mọi người cùng nhau tiến hành bàn bạc kế sách ứng phó
cho cuộc chiến sắp tới. Nếu xét về quân số, Việt Nam mãi mãi không bao
giờ bằng Trung Hoa dù là ở triều đại nào. Chiến thuật tổng quát của họ tựu
chung vẫn là “biển người”. Trong những trường hợp có quân số áp đảo,
mưu kế trong mỗi trận đánh với họ có vẻ như là khá dư thừa. Lịch sử đối
đầu giữa Đại Việt mấy thế kỷ trước với Trung Hoa đã minh chứng cho điều
đó. Binh mã Đại Việt chưa bao giờ vượt qua con số hai mươi vạn. Trong
khi đó, quân số của người phương Bắc chưa bao giờ ít hơn ba mươi vạn.
Vậy mà biết bao đời nay, không biết bao nhiêu phen bọn họ phải ôm hận.
Cũng trải bao nhiêu thế hệ, kẻ dành chiến thắng sau cùng chưa bao giờ là
người Phương Bắc. Đại Việt từ khi đó và Việt Nam ngày nay nổi lên là một
dân tộc chuyên dùng ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh.
Vậy đâu là yếu lĩnh cho những chiến thắng vĩ đại từ bao đời của cả dân
tộc. Ấy chính là lối đánh nổi tiếng đến tận thế kỷ hai mươi mốt, “du kích”.
Thế nhưng, cũng cần hiểu thêm, lối đánh này phù hợp nhất cho những trận
chiến phòng thủ và người cầm quân phải cực kỳ am hiểu địa hình tác chiến.
Ngày nay, Toản quyết định tiến công lên đất Bắc, vậy thì liệu lối đánh này
có phù hợp nữa hay không? Điều này sẽ có ý nghĩa quyết định đến kết quả
chung cuộc lần này. Tiêu chí lần này lại là đánh nhanh, thắng nhanh. Bởi
thế, dùng cách đánh thế nào thì cần phải tính toán lại thật chi tiết.
Một điều đáng để cân nhắc là Việt Nam hiện có ưu thế hơn khá xa so
với Đại Thanh về hỏa lực. Nói đến đây, cần phải nhắc đến một thành công
quan trọng trong việc cải tiến súng ống. Là người đến từ tương lai, lẽ dĩ
nhiên Toản biết rõ uy lực của những loại súng trường hiện đại như AK,
serie M như M16, M17. Tuy nhiên, anh không cổ suý cho việc sản xuất
chúng vì nhiều lý do. Thứ nhất là công nghệ hiện tại chưa cho phép. Thứ