- Chú Tuyết à! – Toản nói – Đúng như anh ba nói đó. Thế vẫn là còn
nhẹ. Trong mắt bọn họ, chúng ta chỉ là lũ man di, là mọi rợ. Chúng muốn
nghĩ thế thì chúng ta tội gì không thỏa ý nguyện bọn chúng? Làm như thế
càng giúp mọi sự trôi chảy hơn ấy chứ.
- Ta cũng đồng ý với cách của mấy con – Nguyễn Ánh góp lời. – Quả
thật, thấy cái tên Phó gì đó ăn đòn mà ta cười thầm trong bụng. Nói thật, ta
vốn thích chuyện này lắm. Nhưng việc này phải để đám trẻ các con làm thì
hay hơn. Ha… ha… ha… - Thái thượng hoàng. Ngay cả ngài còn như vậy
sao? Sao không tự tay làm đi? Rõ là đùn đẩy trách nhiệm mà. – Tuyết vừa
cười, vừa trêu Ánh.
- Nói thật nhé. Nếu mà Trẫm là vua thì ông đã phải chịu phạt, ít nhất là
ăn mấy mươi hèo rồi. Bất quá, trẫm thích cách mà quần thần thân thiện thế
này hơn là lúc nào cũng phép tắc này nọ.
Quả thế. Nguyễn Ánh vốn xuất thân từ Vương tộc nhà Nguyễn. Tư
tưởng Nho giáo vốn đã ăn sâu vào tâm. Nhưng ông cũng là người khá cởi
mở. Mấy năm chạy nạn ở châu Âu cũng làm tâm trí ông phóng khoáng hơn.
Nhưng bản thân là vua lúc đó, ông không thể nào chấp nhận được việc này.
Nhưng giờ đây, mọi sự đã khác. Ông đã cởi bỏ được gánh nặng trên vai.
Lại thấy Giang sơn phát triển thuận lợi nên không còn câu nệ mọi thứ nữa.
Lúc này, Toản nói:
- Thôi, chúng ta hãy quay về việc chính thôi. Các khanh tính thử xem,
khoảng bao lâu nữa là họ sẽ động binh?
- Theo thần thấy, bọn họ mất khoảng mười ngày mới có thể về đến Bắc
Kinh. Lại mất ít nhất một tháng nữa để chuẩn bị chiến tranh. Vậy ra còn
khoảng một tháng rưỡi nữa.
Người mới nói là Nguyễn Quang Huy. Anh đã tính toán đúng. Có điều
đó là theo bình thường. Tình thế ngày nay lại có điều khác biệt. Bởi vậy,