Phải nói thêm một chút. Hàm Thượng tướng quân đối với quân đội Việt
Nam mang ý nghĩa danh dự nhiều hơn và những người có quân hàm này
đều là những tướng quân dạn dày kinh nghiệm. họ sẵn sàng lui về hậu
phương, đảm nhiệm việc đào tạo, hoạch định và tham mưu cho quân đội.
Tất cả đều nhường cho lớp trẻ thể hiện tài năng. Ngoài Tây Sơn Thất Hổ,
Ngũ Phụng Thư, còn có năm vị mang quân hàm này là Nguyễn Văn Thành,
Nguyễn Huỳnh Đức, Võ Tánh, Lê Văn Duyệt, Nguyễn Văn Thoại.
Thượng tướng quân Lê Văn Duyệt vốn là người mưu trí, trước nay luôn
giữ vai trò quân sư cho Nguyễn Ánh. Sau khi Sài Gòn định hình, ông cũng
lui về, giữ một vai trò quan trọng trong Ban Tham mưu, Bộ Chính trị.
Duyệt thưa:
- Bẩm Bệ hạ! Lúc trước, ta đã định sẽ cho chúng thắng những trận đầu
để tạo cái cớ. Thế nên, với lộ quân thứ nhất, thần nghĩ chúng ta cứ cho
chúng chiếm cứ Hà Giang. Quân đoàn một sẽ chia ra kiểm soát Cao Bằng,
Bắc Kạn, Yên Bái, Lào Cai. Nhiệm vụ của họ là nhốt chúng gọn trong Hà
Giang. Với lộ thứ hai, ta cứ để cho chúng một đường thuận lợi áp sát Thăng
Long. Tức là cứ cho chúng tiến quân qua Lạng Sơn, Thái Nguyên. Quân
đoàn bốn lại chia làm hai, một trấn thủ Bắc Giang, một trấn thù Bắc Thăng
Long. Dù sao y cũng là người quen, lại khi dễ người Việt mà.
- Ý khanh là chúng ta chơi đòn tâm lý với chúng? Lộ thứ nhất do Vĩnh
Tuyền nắm, thấy khó khăn trong việc tiến lên nên sẽ dịch dần qua hướng
đông, chúng ta sẽ mai phục và cắt đôi lộ quân này. Còn lộ quân thứ hai sẽ
nhanh chóng khinh địch mà kém đề phòng. Khi lộ quân này áp sát Thăng
Long, một nửa Quân đoàn bốn sẽ tập hậu chúng. Trẫm nói thế có đúng
không? – Nguyễn Ánh hỏi.
- Thái thượng hoàng! Ngài nói thế là đúng, nhưng chưa đủ. Thần muốn
làm như thế là để trong lúc này, Bệ hạ sẽ soạn một chiếu thư công bố với
toàn dân. Rằng chúng thừa cơ Bệ hạ đang bệnh, quốc sự chậm trễ mới có
thể lấn sâu vào. Để cho dân chúng biết không phải là chúng ta yếu mà là vì