do Vĩnh Tuyền làm chủ tuy chiếm được Hà Giang nhưng lại gặp phải sự
kháng cự cực mạnh của Quân đoàn một. Cho tới một tuần lễ sau, chúng
không thể tiến thêm một bước. Với quân số đông đảo lên tới hai mươi lăm
vạn, tức là hai trăm năm mươi nghìn, tưởng rằng Quân đoàn một với hơn
bốn mươi nghìn người cũng phải trả ra cái giá rất đắt để kìm chân. Thế mà,
mỉa mai thay, Quân đoàn bốn chưa hề mất một binh một tốt nào. Tổng tư
lệnh Quân đoàn một là Đại tướng Trần Vũ, một vị tướng trẻ, năm nay mới
chỉ hai mươi tám tuổi đã lợi dụng địa hình, phát huy đến mức cao nhất
chiến thuật du kích để nhốt chúng lại trong đất Hà Giang. Với lợi thế tầm
bắn xa của TSG02 cùng với sự thoắt ẩn, thoắt hiện của binh sĩ, Quân đoàn
một dần trở thành ác mộng của Vĩnh Tuyền khi mỗi ngày trôi qua là y phải
mất hơn hai trăm người. Cùng lúc đó, Ngô Hùng Quang nhờ sự “giúp đỡ”
của Quân đoàn bốn của Tổng tư lệnh, Đại tướng Phạm Văn Dễ đã tiến rất
sâu vào. Cũng qua một tuần, lộ quân thứ hai đã bắt đầu áp sát Thăng Long.
Lúc này, Vĩnh Tuyền quyết định thay đổi chiến thuật. Y bắt đầu chuyển
quân sang Lạng Sơn, nơi mà nhà Thanh đã chiếm được, dự là sẽ đánh vào
sau lưng Quân đoàn một rồi mới cùng lộ quân của Ngô Hùng Quang, hai
mặt giáp công Thăng Long. Lại nữa, y sai người lệnh cho Ngô Hùng Quang
dừng bước mà chờ mình. Chính mệnh lệnh này đã làm cho Ngô Hùng
Quang bất mãn. Cũng phải thôi, Ngô Hùng Quang nghĩ: “Vĩnh Tuyền quả
thật chỉ là công tử bột. Cùng xuất quân với nhau, thế mà ta đã tiến được đến
đây trong khi hắn vẫn còn bị trói chân ở đất Hà Giang. Hắn lệnh cho mình
dừng lại là sợ mình tranh công đây mà”. Nghĩ như vậy nhưng Ngô Quang
Hùng cũng chấp hành mệnh lệnh này. Y cũng muốn binh sĩ nghỉ ngơi đôi
chút.
Vậy là bước đầu tiên trong kế sách Bắc phạt của Toản đã thành công.
Việc tiếp theo mới chính là màn chính của vở kịch mà anh chính là đạo
diễn vốn đã ấp ủ bấy lâu. Và cũng từ giờ phút này, con rồng Việt Nam mới
bắt đầu gầm lên, làm rung chuyển một góc trời.