hay không. Và còn nữa, anh sợ mình chưa thực hiện được hoài bão cuối
cùng trong đời.
Nếu thế thì hoài bão đó là gì? Thực ra nói cho đúng thì đó là một tham
vọng. Nó có tên là “Nền dân chủ cho đất nước”. Anh hiểu chỉ có nền dân
chủ mới có thể đem lại tương lai phát triển vững bền cho muôn dân trăm
họ. Khát khao thực hiện này còn đi vào trong giấc ngủ hằng đêm của Toản.
Anh trăn trở, thao thức rất nhiều. Có nhiều hình thức dân chủ cho anh lựa
chọn. Nền tư bản chủ nghĩa cũng được mà nền xã hội chủ nghĩa cũng tốt.
Biết lựa chọn thế nào bây giờ? Cuối cùng, cả hai mô hình dân chủ trên, anh
đều không chọn. Vậy thì chỉ còn con đường duy nhất, phù hợp với thực tại
của Việt Nam. Đó chính là “Quân chủ lập hiến” mà đại diện hùng mạnh và
thành công nhất chính là Vương Quốc Anh.
Đã có con đường, việc tiếp theo là lên kế hoạch và biến nó thành hiện
thực. Trong mấy năm qua, thông qua hình thức hiệp thương phổ thông đầu
phiếu mà Bộ Chính trị đang áp dụng, Việt Nam đã có một nền tảng khá
vững chắc để thực hiện điều này. Nếu để mọi việc cứ thế tự nhiên xảy ra thì
phải mất vài năm, thậm chí vài chục năm nữa thì mới hoàn thành. Ấy thế
mà thời gian của Toản lại chẳng còn bao nhiêu. “Phải gấp rút thực hiện,
phải đẩy nhanh tiến độ thôi”, anh dặn với lòng mình.
Sau khi có buổi nói chuyện với hai người thầy thuốc hôm trước mấy
ngày, Toản triệu tập một hội nghị của Bộ Chính trị. Để mở màn, Toản hỏi
bá quan:
- Theo các khanh, bè phái trong triều là điều tốt hay xấu?
Gần như không cần suy nghĩ, Ngô Thì Nhậm đã lên tiếng:
- Khởi bẩm! Bè phái là điều tuyệt đối cấm kỵ. Bè phái gây chia rẽ và
suy yếu quốc gia.