CẢNH THỊNH ĐẾ TÂN TRUYỆN - Trang 63

Trong truyện này, vì Nguyễn Ánh nhận được tin Quang Toản vừa thu

được lòng dân nên quyết chí thư hùng để dập tắt mối đe dọa này từ trong
trứng nước. Theo đó, Ánh phái hai chiếc “Siêu chiến hạm” kể trên cùng
hơn năm trăm chiến hạm khác, trong đó có mười chiếc chiến hạm cỡ trung
tiến đánh Quy Nhơn. Lại phái thêm chiếc chiến hạm Phụng (cũng là siêu
chiến hạm nhưng lại chuyên dùng hạm chỉ huy của Nguyễn Ánh) tiếp ứng
phía sau. Trong lịch sử, quả thật lúc này Ánh cũng chỉ mới có ba chiếc siêu
chiến hạm.

Đối chiến là nhà Tây Sơn (nhánh của Thái Đức Hoàng đế) với hai chiếc

Định Quốc cùng trên dưới hai trăm chiếc chiến hạm khác. Mặt khác, Đô
đốc Vũ Văn Dũng cũng suất lĩnh hai chiếc Định Quốc khác cùng khoảng
hai trăm chiến thuyền khác đi ứng cứu, đây cũng là toàn bộ thủy quân Toản
có lúc đó.

Đây là do lúc chưa xuyên việt, Toản đã từng đọc tư liệu về trận hải

chiến khủng khiếp kia. Nay vừa thu phục được lòng dân, cậu quyết đẩy
nhanh sự xuất hiện của trận đại chiến Xích Bích này.

Đây là truyện dã sử nên có nhiều chi tiết hư cấu trong đó. Mong quý độc

giả thông cảm nếu thấy không vừa lòng vì sai sử sách***** “Bình Định có
núi Vọng Phu Có Đầm Thị Nại, có Cù Lao Xanh Em về Bình Định cùng
anh”

Thành Quy Nhơn từ thời Chăm – pa được xem là Kinh đô lớn nhất của

cả xứ Đàng trong với danh hiệu bất hủ “Đồ Bàn”.

Nhớ năm xưa, vua Nguyên sai con là Thoát Hoan đánh chiếm Chăm –

pa. Toa Đô vâng mệnh Thoát Hoan, xua thủy quân đánh chiếm cửa Thị Nại.
Tại đây, chúng đành ôm hận khi toàn quân đại bại.

Tháng Giêng năm Đinh Tỵ, Trần Duệ Tông cũng cho quân tiến đánh

cửa Thị Nại. Lại một lần nữa, đầm Thị Nại nổi danh là thành trì trên biển

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.