Tài cao há lẽ núp như ai.
Xung lên, trời muốn hai tay đấm,
Hứng tới, vời toan một cẳng bơi.
Mây gió xoay tròn đầu ngọn bút,
Càn khôn chốt lỏng nửa tròng ngươi.
Khí thiêng đất nước còn nguyên đó,
Chín suối ai ơi đứng dậy cười! [8]
Bùi Thụy Đào Nguyên, soạn
Chú thích:
[1] GS. Phạm Thế Ngũ giải thích: Vì ông không chịu khuôn phép trường
quy. Như có lần, ông viết quyển thi bằng bốn kiểu chữ: chân, thảo, triện, lệ.
Ngoài ra, văn ông rất có khí phách ngang tàng. Bởi vậy, mà các khảo quan
đâm ra ghét và tìm cách đánh hỏng (sách đã dẫn, tr. 438).
[2] Nhà ông có lúc không có gạo thổi cơm chiều (Bữa chiều không cơm,
viết đùa ghi việc). Ông bị bệnh đái ra máu, chạy chữa cả năm mới khỏi.
(Chi tiết chép theo Thơ văn Cao Bá Quát, tr. 235).
[3] Năm Cao Bá Quát rời kinh nhận chức Giáo thụ ghi theo Xuân Diệu (tr.
13). Nguyễn Lộc trong Từ điển văn học ghi năm 1852 (bộ mới, tr. 209).
Phạm Thế Ngũ ghi 1854 (tr. 445). Thái Vũ (tr. 142) và Nguyễn Anh (tr.
272) đều ghi năm 1950.
[4] Văn học lớp 11 (tập 1. Nxb Giáo Dục, 2003, tr. 19) và Ngữ văn 11 (tập
I, lớp nâng cao. Nxb Giáo dục, 2007, tr. 45.
[5] Trích Trần tình văn:
Chú tôi (tức Cao Bá Quát) cậy tài càn rỡ, vốn tính ngông cuồng, thường bè
bạn với bọn rượu chè, kết giao với con buôn, tiếng là ở nhà nuôi mẹ, nhưng
thật ra đạo thần tôn vẫn còn thiếu sót. Vả lại túng thiếu đâm ra liều, xoay ra
lối kinh doanh trục lợi. Bạn bè khuyên răn thì cãi lại, anh (tức Cao Bá Đạt)
ngăn bảo thì xé cả thư. Cho nên bạn bè vì thế mà tuyệt giao, gia đình vì thế
mà sinh bất mục...
[6] Sừng ngựa không mọc (Mã giác bất sinh): Theo Sử ký, Thái tử Đan
nước Yên phải sang Tần làm con tin. Vua Tần bảo: Chỉ khi nào quạ trắng