nên nghiệp lớn được.
Từ đấy, ba anh em Nhạc ngày học chữ, đêm học võ trên núi cao. Nhà sư
rất yêu quý ba cậu học trò. Mỗi tháng hai lần, nhà sư cho tiểu gánh gạo
xuống núi, về Châu Lộc cấp cho bà mẹ Nhạc.
*
Ba anh em lúc này, văn đã giỏi, võ cũng cao cường. Nhạc mười sáu tuổi,
Huệ, Lữ mười lăm, mười bốn. Một hôm, ba anh em Nhạc xuống núi vào
rừng kiếm củi. Cảnh sơn lâm vắng vẻ ba năm nay đã khiến anh em Nhạc
buồn, chán nản. Cả ba cùng nhớ mẹ, nhớ quê và thèm khát đi các nơi xa lạ.
Nhạc bàn với hai em, rồi viết thư. Huệ cầm thư lên núi, lẻn vào buồng sư
ông. Sư ông đi vắng, Huệ để thư đấy rồi xuống núi.
Ba anh em hướng lên núi quỳ lễ vọng thày, đoạn lên đường.
Về đến nhà, anh em ôm lấy mẹ, mừng quá, cùng ứa nước mắt. Ở Châu
Lộc ít ngày, ba anh em dắt mẹ đi kiếm ăn miền khác. Lưu lạc các nơi, sau
đến một vùng biển. Ba anh dựng tạm một cái lều cho mẹ nằm, rồi đan lưới,
ngày ngày đánh cá bán lấy tiền đong gạo.
Một ngày kia, ba anh em đẵn gỗ rừng làm chiếc bè lớn, lấy lá cây rừng
kết lại làm buồm. Bè đã thả xuống biển rồi, anh em Nhạc cõng mẹ xuống,
dong buồm thẳng ra khơi. Bè trôi đến một cù lao hẻo lánh, cây cỏ um tùm
chưa có vết chân người. Nhạc ghé bè vào, cõng mẹ lên, rồi lại cùng em đẵn
cây, dựng một túp lều nho nhỏ. Cuộc sống phiêu lưu nơi chân trời, mặt biển
làm cho ba anh em vui thích. Khi ấy, việc thả lưới quăng chài hàng ngày
được nhiều cá lớn, ăn không hết, vào bờ bán cho các làng xóm được rất
nhiều tiền, lại càng khiến mấy mẹ con yên lòng, không lo phiền nữa.
Những lúc rảnh rỗi, anh em Nhạc lại ham mê luyện võ. Huệ đóng nhiều
bè, bện người rơm đặt lên các bè giả làm lính. Lính rơm cũng cầm khí giới
y như lính thực. Huệ thả bè ra khơi, cầm cờ đứng chỉ huy. Nhạc và Lữ cũng