CẬU BÉ ĐÁNH GIẶC CỜ ĐEN - Trang 134

tầm rồi lắc đầu không nói. Mẹ tôi thấy ông Bồng đã phải thất vọng thì tin
ngay rằng lứa này hỏng thật, bà rơm rớm nước mắt nhìn ông ta:

- Có cách gì chữa được không ông?

Ông Bồng nhìn mẹ tôi như ái ngại, rồi cúi bưng thúng sắn ra ngoài

giếng:

- Chữa sao được ạ. Còn nhờ trời, hãy chờ vài hôm nữa xem sao.

Đó là câu an ủi mẹ tôi. Mẹ tôi lại khấn trời mong cho lứa tầm khỏi hỏng,

y như khi thày tôi hay tôi ốm, bà cũng khấn trời như thế.

Tất cả tình thương yêu, trìu mến, bà đã san sẻ hết cho chồng, cho con,

cho đàn tầm, quên hẳn mình.

Ông Bồng cùng ở với chúng tôi chung khu đất. Chính ông đã giúp thày

mẹ tôi sửa sang lớp nhà tranh đó sau khi mua lại được của một người
nghèo; ông đã hì hục bao đêm ngày đào cái giếng ở góc sân để lấy nước ăn;
ông đã gây thành một vườn dâu và đã truyền nghệ nuôi tầm cho mẹ tôi.
Trước kia, ông Bồng cũng nuôi tầm, nhưng từ khi vợ ông chết, ông bỏ
nghề, chỉ sống bằng mảnh vườn trồng sắn và bột hồng tinh. Ông có một
thằng con trai. Nó gày loắt choắt, đen đủi và nhanh như con vượn. Sáng
nào nó cũng dậy từ mờ đất, xách thúng đi buôn bánh giò rồi ra ngoài bến
đón tàu ở Hải Phòng sang để bán. Nó kể mẹ tôi nghe nó làm quen với tất cả
các người buôn bán trong các tàu nên không bao giờ phải lấy vé; hễ chuyến
nào thấy chủ thì nó chui vào các đống hàng hóa của hành khách hoặc lẩn
xuống hầm than. Nó tinh nghịch như quỷ sống nhưng rất có hiếu với bố, vì
vậy mẹ tôi yêu nó vô cùng. Tôi nhớ những buổi sáng trời còn chưa tỏ,
thằng bé con ấy không bao giờ quên gõ vào vách đánh thức tôi dậy học lại
bài, và nhét qua những gióng song tre một cái bánh giò nóng. Tôi vui
sướng nắm chặt bàn tay nó; nó vội vàng rụt tay lại, đội thúng bánh lên đầu
chạy vụt ra ngoài ngõ. Sáng nào tôi cũng được ăn điểm tâm từ tinh sương

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.