- Con xin chịu đòn. Nhưng trước hết, xin thày sai anh học trò nào khỏe
tay nhất đánh con mới xuể. Con xin đứng yên cho anh ta đánh, mà không
đánh bằng roi, xin đánh bằng ngọn côn to nhất.
Nói rồi, Đắc nhảy xa ra ba bước, đứng thủ miếng chờ. Một anh học trò
vạm vỡ, có tiếng giỏi nhất trường, thấy thằng bé con trêu trọc, bèn nhảy ra,
vung côn lên đánh xuống. Đắc nghiêng mình tránh, ngọn côn vụt hụt khiến
anh chàng to lớn kia chúi người đi. Đắc nhanh như con vượn, nhảy lên đá
vào ngực anh kia một cái hết sức mạnh, và đưa luôn tay ra đánh mấy cái
vào chỗ phạm. Anh chàng to lớn ngã lăn ra, không sao ngồi lên được nữa.
Bọn trò khác thấy vậy vỗ tay reo ầm lên. Chúng không dám bênh anh to
lớn kia, chúng còn tỏ ra mừng rỡ vì bỗng tự đâu một cậu bé con mười tuổi
đã đánh ngã được cái anh chàng vốn hàng ngày cậy sức khỏe, cậy thầy yêu
mà bắt nạt, đè nén chúng.
Ông thầy chạy đến cầm tay Đắc khen ngợi và vui vẻ hỏi:
- Ai dạy con những miếng võ ấy?
Đắc lễ phép kẻ thực là cậu chỉ hàng ngày đến đây học lỏm, rồi về nhà
cậu học lại một mình, tự ý biến đổi những miếng đánh đi.
Ông thầy ngắm nghía thân hình gân guốc, rắn chắc và khuôn mặt khôi
ngô, đôi mắt sáng quắc của cậu bé con, lấy làm yêu mến mừng rỡ lắm. Ông
thầy họ Lý, vốn giỏi nghề xem tướng, biết Nguyễn Đình Đắc sau này ắt
phải làm nên nghiệp lớn phò vua giúp nước, bèn dắt tay vào nhà, bảo:
- Từ nay, con đến đây ta dạy, không phải xem trộm ngoài cổng như vậy
nữa.
Đắc quỳ lạy, rồi chạy vụt về nhà. Cậu rối rít kể với mẹ già việc đánh ngã
anh học trò giỏi nhất của ông thầy họ Lý, và kể rõ việc ông thầy ấy sẽ dạy
cậu học bắt đầu từ ngày mai. Bà mẹ tuy trong lòng cũng vui mừng về tương