Phiến đá được hạ xuống đến cách mép hố khoảng hai sải. Đến lúc này,
bác thợ nề mới thông báo hung tin cho tôi.
Con gái út của bác ấy đang ốm nặng, sốt cao, chứng bệnh lâu nay đã quét
qua Hạt và khiến cho Thầy Trừ Tà phải nằm bẹp trên giường. Vợ của bác
đang túc trực bên cạnh giường bệnh của cô bé nên bác phải quay trở về nhà
ngay.
“Tôi xin lỗi,” bác vừa nói vừa nhìn thẳng vào mắt tôi lần đầu tiên.
“Nhưng phiến đá này ngon lành lắm rồi nên cậu sẽ chẳng gặp vấn đề gì đâu.
Tôi bảo đảm đấy.”
Tôi tin lời bác ta. Bác đã làm hết sức và chuẩn bị phiến đá khi chẳng được
báo trước bao lâu, trong khi bác thà ở bên giường bệnh cùng con gái. Thế
nên tôi trả công cho bác rồi để bác ra về kèm theo lời cảm ơn của Thầy Trừ
Tà, lời cảm ơn từ tôi cùng lời cầu mong cho con gái bác bình phục.
Đoạn tôi quay lại với việc cần làm. Những bác thợ nề, ngoài việc chạm
khắc đá, họ cũng là chuyên gia trong việc định vị phiến đá, nên thật tình tôi
muốn bác ấy ở lại đây hơn phòng khi có chuyện gì trục trặc. Nhưng mà anh
thợ chằng và thợ phụ cũng rất thạo việc. Tôi chỉ việc phải giữ bình tĩnh và
thật cẩn thận để không phạm phải sai lầm ngớ ngẩn nào.
Trước hết, tôi phải thật nhanh tay dùng keo phủ hết các vách hố; rồi, sau
cùng là mặt trong của phiến đá, ngay trước khi nó được hạ xuống đúng vị
trí.
Tôi leo xuống hố, sử dụng chiếc chổi quét và dưới ánh sáng của ngọn đèn
lồng mà thợ phụ của anh thợ chằng đang giơ cao, tôi bắt tay vào việc. Đây là
một quy trình tỉ mỉ. Tôi không được bỏ sót dù là một chỗ nhỏ bé nhất, bởi
chỉ chừng đó thôi cũng đủ để cho ông kẹ đào thoát ra ngoài. Với lại, khi
chiếc hố chỉ sâu có bảy mươi hai tấc thay vì một trăm lẻ tám tấc như thường
lệ, tôi phải cẩn thận hơn nhiều.
Tôi phết đến đâu hỗn hợp keo bám dính vào đất đến đấy. Thế thì tốt rồi,
bởi vì như vậy vào mùa hè, khi đất khô cứng lại, lớp keo sẽ không dễ dàng
nứt hay bong tróc ra. Chỉ có điều không hay là thật khó nhận định cần phải