hết người Do Thái châu Âu nói tiếng Yiddish, một ngôn ngữ có
nguồn gốc từ tiếng Do Thái và tiếng Đức. Họ cầu nguyện hàng
ngày trong các hội đường, lấy Vùng đất Israel là trung tâm tôn giáo,
và sinh hoạt như một cộng đồng hoàn toàn tách biệt với các láng
giềng. Vụ giết người hàng loạt của Đức Quốc Xã, cùng với sự đồng
hóa cưỡng chế ở một số quốc gia châu Âu và Liên Xô cũ, đã kết
thúc lối sống này.
Một bức tranh gần như song song ở Trung Đông. Ở đây, người Do
Thái sống gần như hoàn toàn cô lập trong cộng đồng của họ, tuân
theo các lề luật tôn giáo riêng, có trang phục và nghề nghiệp khác
biệt, và nói một ngôn ngữ đặc biệt đó là Arabic-Hebrew hoặc Spanish-
Hebrew tương tự như tiếng Yiddish.
Với lịch sử như thế, nhận thức chung của nhiều người ngoài cuộc
là người Do Thái luôn là người ngoài lề, không tự nguyện hội nhập
hoàn toàn vào những cộng đồng đa số nơi họ sống. Đối với người
Do Thái ở châu Âu Kitô giáo hoặc Trung Đông với đa số Hồi giáo,
chưa bao giờ – hoặc chỉ rất gần đây – có bất kỳ lời đề nghị hội
nhập hoàn toàn. Tuy nhiên, đại đa số người Do Thái không nhìn bản
sắc khác biệt của họ với ý nghĩ tiêu cực mà vẫn coi mình đơn thuần
là “hướng nội”. Nói cách khác, người Do Thái tự coi họ là một phần
của cộng đồng Do Thái rất gắn kết của riêng mình, trong khi vẫn
chia sẻ thế giới quan với các thành viên của các cộng đồng khác bất
kể vị trí địa lý và hoàn cảnh kinh tế của họ.
Thật vậy, Israel hiện đại không phải là một tác phẩm tùy ý hoặc
ngẫu nhiên – nó không chỉ đơn thuần là kết quả của những thảm
họa, ví dụ như, Holocaust. Thay vào đó, nó là sự tiếp nối của một
quá trình lịch sử lâu dài. Sự ra đời của Nhà nước Israel là không thể
tránh khỏi và chỉ là một logic hợp lý cũng như bất kỳ nhà nước nào
trên thế giới hiện nay, được tạo ra bởi một cộng đồng của những