tôn giáo lớn. Nhiều yếu tố khác từ những năm Yishuv trong giai
đoạn tiền-nhà nước vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến Israel rất lâu sau
khi Nhà nước Israel được thành lập.
Hãy xem xét, ví dụ, vai trò của tôn giáo. Để nói rằng Israel là một
nhà nước Do Thái không có nghĩa là chỉ đơn thuần là một bản tuyên
bố về bản sắc tôn giáo. Nó trước tiên phải là một tuyên bố về bản
sắc dân tộc. Đại đa số các nhà lãnh đạo Yishuv, và sau đó các nhà
lãnh đạo Israel, là thế tục (có nghĩa là không ràng buộc vào tôn giáo
nào). Họ đồng thời công nhận tầm quan trọng của tôn giáo trong
việc gắn kết người Do Thái lại với nhau, tôn trọng tín ngưỡng của
các nhóm thiểu số, nhưng cũng muốn đảm bảo rằng tôn giáo
không có quá nhiều quyền lực đối với xã hội và văn hóa dân tộc.
Vì vậy, thế hệ lãnh đạo thống trị Yishuv và Nhà nước Israel ban
đầu đã sớm đạt được một thỏa hiệp với các lãnh đạo tôn giáo - vào
thời điểm đó là Chính Thống (Orthodox) – chấp nhận quyền lực
của tôn giáo ở một số khía cạnh của xã hội. Ngày nay các tổ chức nhà
nước vẫn tuân theo luật lệ về chế độ ăn chay (Kosher) của người Do
Thái; các cửa hàng thường đóng cửa vào ngày Sabbath (mặc dù thực
tế này đã bị xói mòn theo thời gian); nhà nước nghỉ làm việc trong
các ngày lễ tôn giáo của người Do Thái; kết hôn, ly hôn, và chôn cất
được các giáo sĩ Do Thái điều khiển; sinh viên của các chủng viện
Yeshiva
được hoãn nghĩa vụ quân sự. Thỏa hiệp này đảm bảo duy trì
sự cân bằng quyền lực của cả hai phía thế tục và tôn giáo.
Tuy nhiên, thực tế thì Israel là một xã hội nghiêng về thế tục.
Nói chính xác thì Israel được đặc trưng là một đất nước trong đó các
khái niệm, phong tục và lịch sử có nguồn gốc tôn giáo đã được đặt
vào trong một khuôn khổ thế tục và quốc gia. Trong một ý nghĩa
tương tự, quá trình này cũng đã diễn ra trong nền văn minh phương
Tây Kitô giáo.