Trong ba hoặc bốn thập niên đầu tiên của Nhà nước Israel độc
lập, người Israel Do Thái tiếp tục tự cho rằng họ được phân chia rõ
ràng thành hai nhóm tôn giáo và thế tục. Đến những năm 1990, tuy
nhiên, người Israel Do Thái nhận ra sự tồn tại của một chuỗi rộng các
quan điể m cũng như trình độ của việc thực hành tôn giáo. Khi xã hội
đã trở thành thế tục hơn và ít ý thức hệ hơn, một thành phần khá
lớn dân số gọi là “truyền thống” xuất hiện; họ vẫn duy trì các yếu
tố của giới luật tôn giáo nhưng lại cam kết cho một lối sống cơ bản
thế tục. Cách tiếp cận này đặc biệt mạnh trong nhóm người Do Thái
Mizrahi là những người Do Thái đến từ Trung Đông và Bắc Phi.
Các đảng phái chính trị tôn giáo vẫn tồn tại sau sự ra đời của Chủ
nghĩa Zion hiện đại. Tuy nhiên, các đảng phái này không tìm cách
thay đổi thể chế. Thay vào đó, họ là các nhóm lợi ích với mục tiêu đơn
thuần là cung cấp công ăn việc làm và kinh phí cho các cộng đồng
của riêng họ, trong khi vẫn cố gắng giữ nguyên trạng trật tự của xã
hội. Mục tiêu của họ, khi đó, là không thay đổi, nhưng tiếp tục. Kết
quả là, các xung đột tôn giáo-thế tục, mặc dù đôi lúc nóng bỏng, đã
giảm dần về tầm quan trọng theo thời gian.
Mặc dù có rất nhiều thách thức, Israel ngày nay có một hệ
thống dân chủ đa nguyên được kiến trúc để có thể dung chứa các
cộng đồng và các quan điểm khác nhau, mặc dù không đại diện về
địa lý.
Hệ thống kinh tế của Israel trong nửa đầu thế kỷ 20 cũng đã
được phát triển hòa điệu với các điều kiện đặc biệt trong khi phải
đối mặt với hoàn cảnh của một dân tộc thiếu vốn tài chính, thiếu
các tổ chức hiện đại và cố gắng tạo dựng trong hoàn cảnh của một
đất nước kém phát triển. Các công ty và doanh nghiệp nhà nước, ban
đầu được hỗ trợ vốn từ người Do Thái ở nước ngoài, là những công
cụ đầu tiên đã giúp thiết lập nên nền kinh tế của Yishuv và tạo ra
công ăn việc làm. Trong những thập niên đầu tiên sau khi trở thành