người có chung một thế giới quan, lịch sử, và ước muốn được chia sẻ
số phận của mình.
Sự tồn tại của những cảm tình đối với Chủ nghĩa Phục quốc Do
Thái trong xã hội, tôn giáo và thế giới quan Do Thái có lẽ sẽ không đi
tới đâu nếu không có một phong trào có tổ chức. Những nhà tư tưởng
tiên phong giữa thế kỷ 19 – Moses Hess [1812-1875], Leon Pinsker
[1821-1891], và những người khác – đã cung cấp cái nhìn thoáng qua
về ý tưởng lãn mạn của một nhà nước Do Thái, nhưng Theodor Herzl
[1860-1904] và Ben-Gurion [1886-1973] mới là những nhà cách mạng
đã đưa ý tưởng phục quốc trở thành hiện thực vào những năm 1890
khởi đầu với khái niệm “Vùng đất Israel” (Land of Israel).
Cuộc di cư rải rác của những người dân Do Thái lưu vong về lại
Vùng đất Israel và tham gia với cộng đồng tôn giáo truyền thống
đã có ở đó dẫn đến sự ra đời của Yishuv. Đây là tên gọi cộng đồng
người Do Thái ở Vùng đất Israel giữa những năm 1880 và 1948, khi
Israel tuyên bố trở thành một nhà nước độc lập. Cộng đồng Do Thái
Yishuv đóng vai trò quan trọng trong việc đặt nền móng cho một Nhà
nước Israel đã được trù liệu. Trong khi truyền thống và lịch sử Do
Thái là lớp nền móng đầu tiên trong việc định hình Nhà nước Israel
hiện đại, Yishuv là lớp thứ hai.
Những thuộc tính văn hóa và cơ cấu kinh tế-chính trị được tạo ra
trong thời kỳ Yishuv đã trở thành những thuộc tính cơ bản của nhà
nước và xã hội Israel hiện đại sau này. Các đặc trưng tiền-nhà nước
được biết đến nhất bao gồm: sự hồi sinh của ngôn ngữ Hebrew,
sự thành lập các tổ chức tự vệ, việc thành lập một nền tảng kinh tế
công nghiệp theo cấu trúc xã hội chủ nghĩa, sự phát triển của một hệ
thống dịch vụ xã hội toàn diện, sự hòa hợp của một nền văn hóa nẩy
sinh chủ yếu từ chất men trí thức của Đông Âu, việc lập ra các làng
cộng đồng sáng tạo “Kibbutz” và các hợp tác xã “Moshav”, và việc xây
dựng một khuôn khổ quốc gia căn bản là thế tục với các khía cạnh