nhà nước độc lập, nền kinh tế của Israel được các Histadrut (nghiệp
đoàn) và các công ty liên kết của nó, chi phối phần lớn cũng như
bởi các doanh nghiệp hợp tác xã.
Nhưng đến năm 1990, khi đất nước phát triển vượt quá mức mà
cơ cấu kinh tế của hệ thống xã hội chủ nghĩa có thể chịu đựng,
Israel đã thực hiện một quá trình chuyển đổi khéo léo từng bước sang
cơ cấu dân chủ với mức độ tư nhân hóa lớn hơn. Israel cũng đã xây
dựng một nền kinh tế dựa trên những điểm mạnh của mình – công
nghệ máy tính, nông nghiệp, y tế, khoa học đời sống – mặc dù trong
hoàn cảnh khó khăn về tài nguyên thiên nhiên, thương mại với các
nước láng giềng Ả Rập rất hạn chế, và thiếu một thị trường nội địa
rộng lớn. Giai cấp và các vấn đề kinh tế – thường là chủ đề chính
trong sinh hoạt chính trị của các nước khác – không phải là vấn đề
cốt lõi trong sinh hoạt chính trị Israel.
Một thách thức lớn khác là việc thành lập các lực lượng vũ trang và
cơ cấu an ninh quốc gia để đối phó với các mối đe dọa hủy diệt từ
các nước Ả Rập láng giềng, một hoàn cảnh hy hữu không thấy có
trong số 200 quốc gia trong thế giới đương đại. Và nhiệm vụ này lại
phải được thực hiện bởi một dân tộc hầu như không có chút kinh
nghiệm quân sự nào trong quãng thời gian 2000 năm trước. Trong
giai đoạn Yishuv, bốn lực lượng vũ trang ngầm đã được phát triển
trong đó hai lực lượng đối lập với lãnh đạo Israel. Tuy nhiên việc giải
thể thành công của hai lực lượng này hợp nhất vào các lực lượng vũ
trang quốc gia sau khi Israel giành được độc lập đã cung cấp cho
Israel một cơ cấu tổ chức quân sự lấy dân sự làm chủ đạo (civilian-
directed military) đã tồn tại khá ổn định suốt từ khi đó cho đến
ngày nay.
Đảm bảo rằng quân đội phản ánh đúng nguyên tắc dân chủ của
đất nước, hoạt động hiệu quả và gián đoạn tối thiểu đến đời sống
kinh tế xã hội, và cuối cùng có thể bảo vệ Israel chống lại thù