SỰ DỊCH CHUYỂN VĂN HÓA TỪ SEPHARDI SANG
ASHKENAZI.
Đối với người Do Thái, việc bị trục xuất khỏi Tây Ban Nha vào
năm 1492 dường như đã dập tắt một nguồn sáng tưởng như không
bao giờ có thể thắp lại được. Tuy nhiên, trong thực tế, đôi khi sự
bất hạnh dồn người ta đến những góc chết và chính tại đó cây đời
đã lại nảy mầm và trỗi dậy. Cùng năm này, Columbus khởi hành
chuyến thám hiểm đầu tiên vượt Đại Tây Dương đi tìm ‘Tân Thế
giới’, mở ra những triển vọng không ai có thể tưởng tượng trước đó
cho các thương nhân. Công nghệ in ấn giúp truyền bá kiến thức dễ
dàng hơn trước kia rất nhiều. Và Đế quốc Ottoman
cho phép
người Do Thái bị trục xuất khỏi Tây Ban Nha được định cư dọc theo
đế chế của họ, kể cả Palestine.
Trong vòng hai thế kỷ tiếp theo, người Do Thái Sephardi Hà
Lan là những người Do Thái đầu tiên trở về nước Anh và
Amsterdam sản sinh ra Baruch Spinoza, một trong những triết gia
xuất sắc nhất của trí tuệ Do Thái. Tuy thế, trong thời gian này,
nước Ý cũng đã “phát minh” ra ghetto nhằm gom người Do Thái vào
những khu tập trung để dễ kiểm soát, và một phong trào cải cách Kitô
giáo tại Đức gọi là ‘tin lành’ thay đổi thái độ với người Do Thái từ
đồng cảm sang đối nghịch.
Nhìn chung, thời kỳ từ sau 1492 đã chứng kiến những thay đổi
lớn trong lịch sử Do Thái: ngọn đuốc văn hóa được chuyển tay từ
Sephardi sang Ashkenazi, Ba Lan thay đổi tầm vóc và trở thành
trung tâm sinh hoạt lớn nhất của người Do Thái. Rabbi Loew dẫn
đầu phong trào phục hưng Do Thái ở Prague (thủ đô Cộng hòa
Czech) và tiếng Yiddish phát triển thành một ngôn ngữ. Yiddish,
ngôn ngữ của các cộng đồng Do Thái Ashkenazi, trở thành lực đẩy