Tịnh Nhiên vẫn thao thao bất tuyệt: “Chị có phát hiện ra rằng, tính khí
anh ấy tuy tệ nhưng lại không hề cáu kỉnh với em không?”
Tư Tồn nhớ lại, thấy quả đúng như những gì Tịnh Nhiên nói.
“Chị có biết vì sao không?”, Nụ cười trên môi Tịnh Nhiên dần tắt,
giọng cô cũng trầm hẳn xuống: “Bởi, người hại anh ấy mất đi chân trái năm
đó chính là em. Vì không muốn em cả đời mang nỗi ăn năn trong lòng mà
sống, nên anh lúc nào cũng đối xử tốt với em”.
Tư Tồn ngạc nhiên, mở lớn hai mắt, buột miệng hỏi: “Sao lại là em?”
Tịnh Nhiên vùi mình xuống gối, ánh mắt ngập tràn sự hối hận và tội
lỗi. Im lặng một hồi cô mới chầm chậm kể: “Năm 1969, khi đó em mới lên
mười, còn anh ấy bước vào tuổi mười ba. Một đêm nọ, ba mẹ bất ngờ bị
giáng chức, nhà cửa bị niêm phong, anh trai cùng em và ba phải chuyển
đến sống tại ngôi làng của chú Cù, là thư kí trước đây của ba em”.
Sinh ra và lớn lên ở nông thôn, lại là con gái một gia đình bần nông,
Tư Tồn chưa từng gặp phải, thậm chí chưa bao giờ tưởng đến tất cả những
điều Tịnh Nhiên nói.
“Chẳng bao lâu sau đó, chú Cù cũng bị giáng chức, còn lại mỗi mình
thím ngày ngày nai lưng làm việc, lo bữa ăn cho cả hai gia đình. Nhờ vậy,
nhà em mới không bị chết đái. Còn nhớ, ngày đó, trẻ em trên phô" đều
được tham gia lực lượng Hồng vệ binh hoặc Hồng tiểu binh, nhưng em và
anh trai đều không có tư cách tham gia. Bởi ba mẹ bị xếp vào hàng lãnh
đạo Tẩu tư phái2, bản thân bọn em thuộc vào nhóm “Năm phần tử xấu”3.
Bọn trẻ đứa nào đứa nấy cũng ức hiếp em, thế nên anh đã đánh nhau với
bọn chúng không ít lần. Hồi ấy, tuy vóc người anh cao to, khỏe mạnh
nhưng tụi trẻ đó ỷ đông hiếp yếu, đánh anh đến bầm dập cả mặt mày. Đêm
đêm, khi em chỉ biết trốn dưới chăn để khóc, anh đến bên dỗ dành và nói