Hai người bạn tù thấy anh tỉnh lại liền vội vàng lấy nước cho uống.
Mặc Trì uốhg nước khó nhọc, giọng khàn đặc: “Đã làm phiền mọi người
rồi, cháu nhất định sẽ dưỡng thương thật tốt, không gây thêm phiền phức ọi
người nữa”. Hai người nghe xong câu này của Mặc Trì, không nén nổi
thương cảm liền quay mặt khóc. Đứa trẻ chưa hiểu chuyện gì liền ngọ
nguậy người, dựa lưng vào tường, định đưa lời an ủi thì đột nhiên phát hiện
chân trái của mình đã bị cưa mất một nửa.
Mặc Trì kinh hãi hét lên. Hai người bạn tù sợ anh tự làm hại bản thân,
liều mạng ôm chặt lấy thân hình nhỏ bé ấy. Mặc Trì lúc ấy không ngừng
gào thét ầm ĩ: “Các người mau trả lại chân cho tôi, trả lại cho tôi!” Khi đã
kêu gào đến kiệt lực, anh tuyệt vọng đổ gục xuống đất, đôi mắt mở to chứa
đầy căm hờn cùng phẫn hận.
Vết thương của Mặc Trì không liền được miệng do buồng tạm giam
lạnh lẽo thiếu sáng nhưng theo quy định, anh vẫn phải cùng các phạm nhân
khác ra ngoài lao động cải tạo. Anh khi ấy yếu đến mức ngồi còn không
vững, song người cai tù không thể trái lệnh, vẫn giải anh đến khu lao động.
Đó là một khu mỏ lớn, và cồng việc của Mặc Trì là nhặt đá. Anh nằm soài
ra đất, khó khăn lắm mới nhấc nổi hòn đá lên, rồi lại phải thêm một lần nữa
gồng mình ném chúng vào sọt tre. Mỗi động tác đều kết thúc bằng một hồi
thở hổn hển. Mặc Trì khi đó nghiến răng, nỗ lực hết mình để sống. Sống rời
khỏi chốn lao tù và bảo vệ cô em gái nhỏ. Mặc dù rất cố gắng nhưng động
tác của anh vẫn chậm hơn người khác. Có lần khi đi tuần, Ngưu Côn bắt
được cảnh ấy, không nói không rằng đạp thẳng vào chân trái thương tật của
anh, trong nháy mắt máu tươi lại loang lổ thấm trên tấm gạc. Dẫu đau đến
nghẹt thở, Mặc Trì không biết lúc ấy lấy đâu ra dũng khí và sức mạnh mà
loạng choạng đứrìg dậy, lao thẳng vào Ngưu Côn chcíng trả. Không đề
phòng, Ngưu Côn có chút bất ngờ, nhưng liền đó, hắn túm lấy Mặc Trì rồi
cả hai cùng ngã lăn ra đất.