CÂU CHUYỆN NGÀY XUÂN - Trang 417

Tư Tồn nhìn chăm chú. Đây là tiểu thuyết mang tên Vết thương được

đăng tải trên “Nhật báo thành phố X”. Cô đã đọc nó từ ba năm trước. Từ
lúc vết thương xuất hiện, văn đàn Trung Hoa đã nổi lên một dòng văn học
mới, được gọi với cái tên là “Văn học vết thương”. Những sinh viên Khoa
Trung văn như cô đã đọc một lượng lớn tác phẩm thuộc dòng văn học này,
từ Lớp trưởng, Linh hồn và thể xác, Góc khuất bị tình yêu lãng quên cho
đến Trạm cuối của đoàn xe lửa, từ đó viết bài thu hoạch cũng như phê phán
những tác phẩm quá đà.

“Tiểu thuyết này đăng tải lần đầu tiên năm 1978 trên tờ “Văn hội báo”

của Thượng Hải, đến nay đã được ba năm rồi”, Tư Tồn bình tĩnh trả lời.

“Hiện nay, dòng văn học vết thương vẫn có sức lan tỏa lớn trên văn

đàn.”, Ngưu Vũ nói: “Tạp chí của chúng ta cũng nhận được một số bài viết,
nhưng chất lượng không cao. Chồng cô cũng từng trải qua nỗi đau của
Cách mạng Văn hóa, liệu có thể nhờ anh ấy viết một bài cho tạp chí của
chúng ta được không?”

Tư Tồn lắc đầu, nói chắc như đinh đóng cột: “Bây giờ anh ấy đang

sống rất tốt, không cần thiết phải đào xới lại những chuyện trong quá khứ”.

Ngưu Vũ nhấp một ngụm trà rồi nói: “Suy cho cùng, đây là bi kịch do

một thời đại gây ra, rất đáng để suy ngẫm, rất có tính điển hình”.

Tư Tồn nhìn thẳng vào Ngưu Vũ, ngập ngừng: “Chủ biên, cuộc sô'ng

là phải nhìn về phía trước, lúc nào cũng chìm đắm trong nỗi tang thương
của quá khứ liệu có ích gì?”

Ngưu Vũ không ngờ một cô thực tập sinh nhỏ bé như Tư Tồn lại

không nể mặt mình như vậy, ông đành mượn ly trà lấp liếm đi vẻ ngại
ngùng trên khuôn mặt: “Cô cứ về suy nghĩ kĩ đi”.

Tư Tồn trở về chỗ làm việc của mình, chống cằm suy nghĩ. Mặc Trì

không dễ dàng gì mới bước qua được nỗi ám ảnh của thời kì đau đớn ấy, cô

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.