vì thế mà bị cận hay không?
Còn Tư Tồn, dưới sự ảnh hưởng của Mặc Trì, thành ra càng ngày càng
mê mẩn với văn học cổ điển và thư pháp. Thị trưởng Mặc từng nói: “nét
chữ nét người”, nên từ nhỏ đã bắt Mặc Trì luyện thư pháp. Ngày trước, anh
thậm chí còn từng đoạt giải thưởng thư pháp của thành phố’. Trải qua đại
nạn trong Cách mạng Văn hóa, có những tài hoa anh không thể tiếp tục
phát huy được nữa do cơ thể đã bị tổn thương nghiêm trọng. Thi thoảng chỉ
mở cuốn thư pháp ra xem, nhìn những nét chữ bay lượn trong đó, lòng Mặc
Trì mới mau chóng nguôi dịu những nỗi buồn bực. Kể từ khi Tư Tồn bước
chân vào nhà họ Mặc, lúc vì giận mẹ, lúc lại bận rộn với chuyện học hành
thi cử của Tư Tồn, Mặc Trì hồ như đã để cuốn sách thư pháp ấy rơi vào
quên lãng.
Ngồi xe lăn, Mặc Trì không thể nào nâng cao cổ tay trên mặt bàn vì
như vậy sẽ rất mỏi. Trong phòng có một bàn uống trà nhỏ, Tư Tồn liền phủ
chăn lên trên, biến nó thành chiếc ghế đẩu cho anh ngồi. Khi nhìn từng nét
chữ khỏe khoắn thanh mảnh hiện dần trên trang giấy, Tư Tồn không khỏi
tột cùng kinh ngạc, không ngờ anh lại tài hoa đến vậy!
“Em có biết gì về thư pháp không?”, Mặc Trì hỏi.
“Em không biết, ở nông thôn đâu có điều kiện để học”, Tư Tồn thật
thà đáp.
“Vậy để anh dạy em!” Không hỏi cô có muốn học hay không, Mặc Trì
trực tiếp đưa lời đề nghị, đồng thời thay cô quyết định luôn việc học. Thư
pháp là môn học thú vị, có thể khiến người ta quên đi phiền muộn, quan
trọng hơn thư pháp còn thể hiện nét người. Tư Tồn nếu không thi đỗ cũng
không thể cứ mãi ở nhà được, anh sẽ nhờ mẹ giúp cô trở thành giáo viên
dạy Ngữ văn. Nét chữ đẹp chính là bộ mặt của người giáo viên.