Khi tờ giấy Tuyên Thành6 to rộng được trải trên bàn, Mặc Trì dạy cô
viết chữ “Vĩnh” đầu tiên. Anh giảng giải cặn kẽ: “Chữ Vĩnh này gồm tám
nét cơ bản trong chữ viết Trung Hoa, đó là: chấm, ngang, sổ, mác, gập,
phẩy, hất, móc. Phép luyện chữ “Vĩnh” được gọi là “Vĩnh tự bát pháp”, em
hiểu không?”.
6. là một loai giấy dùng để viết thư pháp.
“Em hiểu rồi”, Tư Tồn đứng bên cạnh bàn hồi hộp nắm lấy cây bút
lông nhẹ đáp.
“Hiểu rồi thì em hãy viết một trăm lần theo chữ anh vừa viết đi”.
Tư Tồn thầm nghĩ, thế là những ngày thư thái nhàn nhã của mình hết
thật rồi, Mặc Trì đã trở lại là một thầy giáo nghiêm khắc, cẩn thận, tỉ mỉ
dạy cô viết thư pháp. Thái độ của Tư Tồn khi mới bắt đầu học không lấy gì
làm nghiêm chỉnh cho lắm. Bảo cô luyện chữ “Vĩnh” bát pháp thì cô không
muốn viết một trăm lần, cũng không phân tích nét bút, không nghiên cứu
sự kết hợp các nét Thế nên chữ viết ra trông giống như đàn bướm bay lượn
lộn xộn khiến Mặc Trì cực kì tức giận: “Đến trẻ con em cũng sẽ không dạy
nổi đâu”.
Mặc Trì kiên quyết nói rằng, cô phải viết cho kì được mới thôi. Thật
ra, Tư Tồn “thông minh vốn sẵn tính trời”, chỉ cần bỏ ra một chút công sức
sẽ tiến bộ trông thấy. Cô chăm chỉ chép từ Cổ thi thập cửu thủ đến Đường
Tống bất đại gia, chữ viết càng ngày càng có chút thần sắc.
Trong lúc Tư Tồn tập viết chữ, Mặc Trì tận dụng chút thời gian về
phòng ngủ trưa. Tư Tồn trong lòng tự nhủ, thư pháp chẳng thể luyện một
ngày mà thành, trước mắt lại không phải chịu áp lực thi cử nên khi đã viết
mệt, cô liền nằm bò ra bàn ngủ thiếp đi.
Cảnh tượng Tư Tồn tay cầm bút lông, gục đầu nằm ngủ, bím tóc nhỏ
sổ tung, khuôn mặt ửng đỏ đập ngay vào mắt Mặc Trì khi anh vừa bước