Corso giơ ngón tay trỏ lên. “Lyon, 1519: Một cuốn khổ octavo theo
phong cách gô tích, không có tên tác giả. Ít nhất trong bản in tôi biết.”
“Không tệ.” Bà ta nhìn gã ngạc nhiên: “Cuốn của tôi in sau.” Bà ta trỏ
lên giá: “Nó kìa. Xuất bản năm 1668, cũng ở Lyon. Nhưng ấn bản đầu tiên
thì từ năm 1486…” Bà hơi nhắm mắt, nhún vai. “Kramer và Sprenger
cuồng tín và ngu ngốc. Malleus của họ là một mớ vô nghĩa. Thậm chí còn
buồn cười, nếu hàng ngàn kẻ khốn khổ không bị tra tấn và đưa lên giàn lửa
nhân danh nó.”
“Như Aristide Torchia.”
“Đúng. Như ông ta. Mặc dù ông ta còn lâu mới vô tội.”
“Bà biết những gì về ông ta?”
Bà Nam tước lắc đầu, uống nốt tách cà phê rồi lại lắc đầu. “Nhà Torchia
là một gia tộc thương nhân Venice giàu có chuyên nhập khẩu giấy từ Tây
Ban Nha và Pháp. Khi còn trẻ Aristide du lịch sang Hà Lan rồi học việc ở
nhà Elzevir, những người này có quan hệ với cha anh ta. Anh ta ở đó một
thời gian rồi chuyển đi Praha.”
“Chuyện đó tôi không biết.”
“Giờ thì ông biết rồi. Praha là thủ đô ma thuật và huyền học của châu
Âu, giống như Toledo bốn thế kỷ trước. Ông có nhìn ra manh mối gì
không? Torchia quyết định sống ở Saint Mary of the Snows, trung tâm ma
thuật, ở gần quảng trường Jungmannove, nơi có tượng Jan Hus. Ông có nhớ
Hus trên giàn thiêu không?”
“Từ đống tro tàn của tôi sẽ bay lên một con thiên nga các ông không thể
nào thiêu đốt.”
“Chính xác. Nói chuyện với ông thật dễ chịu. Tôi cũng đoán ông biết
chuyện đó. Chắc là nó có ích cho ông trong công việc lắm.” Bà Nam tước
vô tình hít vào một ít khói thuốc lá. Bà nhăn mũi, nhưng gã vẫn thản nhiên.
“Ta nói đến đâu rồi nhỉ? Phải rồi, Praha, màn hai. Torchia chuyển đến một
ngôi nhà ở khu Do Thái gần đó, cạnh giáo đường Do Thái. Một khu vực
nơi mà cửa sổ sáng lên hằng đêm và các thuật sĩ tìm kiếm công thức ma