“Phải.”
“Hãy hình dung đây là một câu chuyện miền Tây. Vì là bạn anh, tôi phải
hứng chịu một viên đạn, nhưng chỉ vào vai thôi.”
“Cũng chỉ thế thôi,” Corso nói.
“Dù sao thì cũng chẳng thành vấn đề.” La Ponte lơ đãng nhìn quanh.
“Tôi nhắm được người mua cho Persiles rồi.”
“Vậy thì hãy lấy thêm một bia. Ứng trước cho khoản hoa hồng của cậu.”
Họ là bạn bè cũ. Cả hai đều thích bia sủi bọt và rượu gin Bols đựng
trong chai bằng đất nung tráng men. Nhưng trên hết họ đều say mê những
cuốn sách cổ hiếm có và những phiên đấu giá tổ chức trong gian phòng cổ
kính ở Madrid. Họ gặp nhau nhiều năm trước, khi Corso mọc rễ ở mấy cửa
hàng sách chuyên về các tác giả Tây Ban Nha. Một khách hàng của gã
muốn tìm một bản in không chính thức của cuốn Celestina được cho là xuất
hiện sớm hơn ấn phẩm đã biết năm 1499. La Ponte không có cuốn đó, thậm
chí còn chưa từng nghe nói, nhưng hắn lại có một cuốn của Julio Ollero,
Sách tra cứu về những cuốn sách hiếm và những ấn phẩm truyền kỳ trong
đó có nói về cuốn sách này. Họ chuyện trò về sách và nhận ra rằng hai
người có khá nhiều cái chung. La Ponte đóng cửa hàng, hai người đánh dấu
tình bạn bằng cách uống hết những thứ uống được ở quán bar của
Makarova trong khi trao đổi với nhau những giai thoại về Melville. La
Ponte kể những mẩu chuyện về Pequod
Azorín. “Cứ gọi tôi là Ishmael,” hắn nói rồi ngửa cổ nốc một hơi cạn ly
Bols thứ ba. Và Corso gọi hắn là Ishmael, đọc tặng hắn đoạn trích về cây
lao thép của Ahab: “Ba cú lao xuyên vào da thịt hoang dại và Cá voi Trắng
nổi giận đùng đùng.”
Họ uống mừng thật thỏa thuê. Khi ấy La Ponte không ngắm các cô gái
ra vào quầy bar nữa. Hắn thề sẽ giữ mãi tình bạn với Corso. Mặc dù miệng
lưỡi cay độc hiếu chiến và có máu tham nghề nghiệp của một tay bán sách
cổ, bản chất La Ponte vẫn là một gã khờ. Vì vậy hắn không hề nhận ra rằng
người bạn mới với cặp kính trễ chuẩn bị ngấm ngầm cho hắn một cú thọc