“Tôi sẽ kể cho ông một câu chuyện. Nó bắt đầu từ mười năm trước,” tôi
nói. “Trong một cuộc đấu giá ở Paris, có rất nhiều tài liệu không rõ nguồn
gốc. Tôi đang viết một cuốn sách về tiểu thuyết nổi tiếng thế kỷ mười chín
ở Pháp, và hoàn toàn tình cờ, những gói giấy bụi bặm rơi vào tay tôi. Khi
xem xét kỹ, tôi thấy chúng là hồ sơ lưu trữ của Le Siècle. Hầu hết là những
bản in không mấy giá trị nhưng một kiện hàng chứa những tờ giấy xanh và
trắng khiến tôi chú ý. Đó là những văn bản gốc viết tay của Dumas và
Maquet, Ba người lính ngự lâm. Toàn bộ sáu mươi bảy chương, đúng như
khi chúng được gửi tới nhà in. Ai đó, có thể là Baudry, biên tập viên nhà in,
đã giữ chúng lại xong khi làm xong bản in thử, rồi sau đó quên bẵng đi…”
Tôi bước chậm rồi dừng lại giữa hành lang. Corso vẫn im lặng, ánh nến
từ phía dưới chiếu sáng khuôn mặt gã, tạo thành những bóng đen nhảy múa
trong hốc mắt gã. Gã chăm chú nghe câu chuyện của tôi, tựa như không
nhận thức bất kỳ thứ gì khác. Giải thích được điều bí ẩn đưa gã tới đây là
điều duy nhất có ý nghĩa đối với gã. Nhưng tay gã vẫn đặt lên con dao
trong túi quần.
“Phát hiện của tôi,” tôi vờ như không biết, tiếp tục nói, “là hết sức quan
trọng. Ta chỉ biết một ít đoạn rời trong bản thảo gốc qua những ghi chép và
tài liệu của Dumas và Maquet, nhưng không biết đến sự tồn tại của toàn bộ
bản thảo. Lúc đầu tôi định xuất bản khám phá của mình dưới dạng bản
flacsimile có chú giải. Nhưng rồi tôi đụng phải một chuyện rất khó xử
thuộc phạm trù đạo đức.”
Những vệt sáng và tối biến hóa trên mặt Corso, và một vạch đen thẫm
cắt ngang miệng gã. Gã cười. “Tôi không tin. Sau bấy nhiêu chuyện mà lại
vẫn còn một chuyện nan giải về đạo đức.”
Tôi dịch chuyển ngọn nến để khỏi trông thấy nụ cười ngờ vực của gã,
nhưng không được.
“Tôi hoàn toàn nghiêm túc,” tôi phản kháng khi cả hai tiếp tục đi. “Khi
xem kỹ bản thảo, tôi kết luận rằng người thực sự sáng tác câu chuyện là
Anguste Maquet. Ông này đã thực hiện toàn bộ nghiên cứu và phác ra