Còn cái ông bốn mươi phơrăng đâu? người bạn của ông Ăngđrê đâu?
Tôi
tới
gần một người
khuân hàng trông có
vẻ hiền
lành nhất, và giơ
bức thư ra, tôi hỏi thăm ông Truytsê, - đấy là tên đề trên phong bì.
“Ông
Truytsê
à? buồng giấy của ông ta kia kìa, nhưng ông ta đi
Óoclêăng từ hôm qua.
-
Đi rồi!… Liệu tối nay ông ấy có về không?
-
Cũng phải vài ngày nữa; vì mới xảy ra vụ một tay đánh xe ăn cắp
trên tuyến này nên trên cử ông ta đi theo dõi.”
Ông Truytsê đi rồi.
Mẹ
tôi thật là có tội! Đáng lẽ mẹ tôi phải đề phòng
là ông đó có thể đi vắng, mẹ tôi phải biết là có những tay đánh xe ăn cắp,
mẹ tôi phải tránh cho tôi cái cảnh trơ trọi một mình với hai hào tư trên vỉa
hè của một thành phố nơi trước đây tôi chỉ là một tên học trò bị nhốt, có thế
thôi.
“Ông có chiếc hòm này phải không? Một nhân viên hỏi tôi.
-
Thưa ông, vâng.
-
Ông có khiêng nó đi không? Chúng tôi còn phải xếp những hành lý
khác vào buồng giấy.”
Vác hòm đi ư! Tôi không thể vác nó trên lưng mà lê qua thành phố…
chỉ một tiếng đồng hồ là tôi sẽ khụyu. Ôi chao! tôi uất quá đến trào nước
mắt, và cổ họng tôi như có một lưỡi dao mẻ ngoáy vào trong…
“Thế nào, chiếc hòm! kia!”
Người nhân viên lại nhắc lần nữa, vừa đẩy chiếc hòm về phía tôi, với
cử chỉ bực bội và giận dữ…
“Thưa ông, tôi nói, giọng run run… Tôi cần đưa ông Truytsê… một
bức thư của ông Ăngđrê, giám đốc Sở vận tải Năngtơ…”
Người đó dịu nét mặt lại.
“Ông Ăngđrê à?… Biết! vậy là ông cần một chỗ để đến trọ chứ gì?…
Có một khách sạn ở phố Hai-Đồng vàng, không đắt đâu.”