Ông ta nói
“không đắt đâu”,
với vẻ rất tử tế. Ông nhìn được vào tận
đáy túi tiền của tôi, tôi cảm
thấy thế!
“Với ba hào, ông sẽ có một buồng.”
Ba hào!
Tôi đánh bạo và nắm lấy quai hòm.
Nhưng tôi chợt nảy ra một ý khác.
“Tôi có thể để hòm lại ở đây được không? tôi sẽ đến lấy sau?
-
Được… Để tôi đẩy chiếc hòm của ông vào góc này… Chà! hòm này
thì không thể nào lẫn với hòm khác được, ông vừa nói vừa nhìn địa chỉ tôi.
Hẳn là ông đã đề phòng cẩn thận.”
Chính mẹ tôi đã lấy đanh đóng tờ danh thiếp lên chiếc hòm của tôi:
Chiếc hòm này, kỷ
niệm của gia
đình,
thuộc quyền sở hữu
của
VANHTRAX (Jăc - Jôdếp - Atanadơ) sinh ngày lễ Thánh Bacnabê, ở Puy
(quận Loa-thượng),
con
trai của ông Vanhtrax
(Luy - Pie-Ăngtoan), giáo sư
đệ
lục tại trường trung học hoàng
gia
ở
Năngtơ. Rời
tỉnh này, ngày
1
tháng
ba, để
đi
Pari,
bằng xe ngựa chở
khách
của
hãng
Lafit và
Gaya, ở
góc quảng
trường Rôtôngđơ.
Trường hợp xảy tai
nạn,
xin gửi hòm về
Năngtơ (quận
Loa-hạ), theo địa chỉ sau: Ông Vanhtrax, bố, đường bến Ritsơbua, số 2, gác
hai, trong tòa nhà của ông Jăng
Pôtxiê, tục
gọi là “Vòi Gộc”. Hãy trông coi
chiếc hòm này cẩn thận!
Chữ xếp như bản mộ chí trên một cây thập ác nông thôn. Người nhân
viên nhìn tôi từ đầu xuống chân, còn tôi thì ấp úng một câu nói dối:
“Đấy là
bà nội tôi đã làm. Ông biết, các bà già hiền
lành
ở
nhà quê
ấy mà…”
Tôi tưởng có thể khỏi lố bịch bằng cách gán mộ
chí
cho một bà lão nhà
quê.
“Bà cụ chít khăn đen, váy thì hếch ngược ở phía sau, tôi biết lắm,
người nhân viên hiền hậu nói.”