CẬU TÚ - Trang 126

con gánh nặng ấy để con thêm can đảm! Thầy hãy gửi lên Pari ngay tối nay
món tiền nợ khách sạn.”

Tôi đưa ra bức thư thầy tôi sẽ trả nợ cho tôi ngay khi tôi trở về; thầy

tôi chỉ ầm ừ và cứ thế kéo dài một ngày, hai ngày.

Thầy tôi không phải người ác. Tôi vẫn nhớ thầy tôi đã khóc nức nở cái

buổi sáng, sau khi tôi đánh nhau vì thầy tôi, người còn chảy máu, tôi sắp bị
bắt vì một lá đơn yêu cầu mà thầy tôi đã gửi đi từ tám hôm trước.

Nhưng, nỗi lo sợ bị mất chức, - thầy tôi sẽ ra sao? - mối giận vì thấy

tôi đối đáp như một tên học trò ngỗ ngược – thầy tôi tự phụ là có thể trị
được tất – cái không khí xôn xao sợ ô nhục đang lởn vởn lúc ấy! và thêm
nữa – lúc đó tôi mới biết – một chuyện dan díu khiến thầy tôi thành nực
cười và đau khổ; tất cả những cái đó đã làm con người đó vốn đã vì nghề
nghiệp mà tâm hồn trở lên bệnh tật héo hon.

Mẹ tôi, từ cái ngày tôi thét bảo cuộc đời thơ ấu của tôi đã khổ sở bao

nhiêu bên cạnh mẹ, mẹ tôi đã nương nhẹ trái tim tôi bằng những niềm âu
yếm thần tiên. Chỉ có điều là mẹ tôi khó lòng hiểu được những chuyện nổi
loạn, chiến lũy, những phát súng bắn vào quân đội!

Mẹ tôi không trách mắng tôi gì cả, nhưng tôi tin rằng trong thâm tâm

mẹ tôi vẫn coi tôi là kẻ có tội. Dù không muốn, tư tưởng của người phụ nữ
tư sản lương thiện khiến mẹ tôi cho thầy tôi là có lý và kết án tôi. Một đôi
khi bàn tay mẹ tôi nắm lấy tay tôi trong xó nhà, nhưng đồng thời cặp mắt
mẹ lại ngước lên trời, như để cầu xin Chúa thương xót hoặc tha thứ cho tôi!
Người đàn bà tội nghiệp!

Mẹ tôi miên man với niềm đau câm lặng giữa những cơn giận dữ của

hai cha con tôi.

“Để mẹ đi mời thầy thuốc, một hôm mẹ tôi nói.

- Con đỡ rồi.

- Con cứ để mẹ mời. Cốt để thầy thuốc thấy rõ đấy không phải là một

vết thương. Ông ta sẽ nói lại cho cả thành phố biết”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.