đứng ở cửa xưởng hoặc cửa hàng bán sữa phải bật cười.
-
Không hiểu cái thằng gà tồ kia là ai mà cứ nhìn vào tận mặt tất cả
mọi người?
Các cô vừa chỉ trỏ tôi, vừa cười nhạo, thế là tôi đỏ
mặt tía tai.
Tôi chạy trốn vào các phố
lân cận, tôi đi vào những ngõ
bẩn thỉu hôi
thối; ở đó những người đàn bà mặt
tím ngắt, áo mầu hoa cà, giọng nói khàn
khàn, làm hiệu với tôi và nắm tay
áo kéo tôi vào những ngõ hẻm ngập bùn.
Tôi vùng vẫy thoát khỏi tay họ, những lời tục tĩu trút lên đầu như mưa, và
tôi quay lại phố Viơ-Ôguyxtanh, xấu hổ và mệt đến chết.
Có những người cho tôi là một tên chỉ điểm.
“Đúng là một thằng bọn ấy,
tôi
nghe thấy một người
thợ nói với một
người khác.
-
Nó còn trẻ quá.
-
Nói thế! Như con trai mụ Sôvê trước thuộc lính cơ, nay chẳng là cớm
đấy thôi?”
Trời nóng nực. Mặt trời hun
đốt rác rưởi
ở
các miệng
cống và làm thối
rữa những lá bắp cải vứt trong rãnh nước. Từ cái phố bị chân giẫm nhầy
nhụa, hai bên có hàng bán thịt, cá rán này, xông lên một mùi bùn và mỡ làm
tôi buồn nôn.
Hai bàn chân tôi ứ máu và đầu tôi như lửa đốt. Tôi lên cơn sốt đột
ngột và óc tôi
sôi
lên làn chì lỏng trong đầu.
Tôi rời khỏi địa điểm quan sát của tôi để chạy tới một chỗ thoáng khí
hơn và tôi ngồi phịch xuống một chiếc ghế dài của đại lộ, mắt nhìn đám
đông đi lại như nước chảy.
Tôi
từ tỉnh lẻ
tới,
ở
đó
cứ
mười người thì
có
đến năm
người quen biết
anh. Ở đây khách qua lại hàng trăm ngàn người: tôi có thể chết mà không
một người qua đường
nào để
ý
thấy!