CẬU TÚ - Trang 354

Nhân vật chính không mặc quần xẻ đũng và lúc mở màn khán giả không
trông thấy mông đít của hắn. Nhân vật chính là anh, lại vẫn là anh, nhưng
có bộ ria con kiến.

Anh ngồi trên một chiếc ghế, có vẻ suy nghĩ rất lung, cuối cùng anh

đứng dậy và từ từ bước ra phía trước sân khấu, anh kêu lên với một niềm
tin tưởng hoàn toàn.

- Cha tôi mới đê tiện làm sao!

Anh nói đê tiện chứ không nói ăn cướp giết người. Đê tiện là dụng ý.

Đê tiện… Đã đến lúc cần gọi con mèo là con mèo và Rôlê là một tên vô lại.
Cha tôi mới đê tiện làm sao!

Câu đó nói lên không phải là không có vẻ buồn rầu; người diễn viên

phải có vẻ như hối tiếc. Anh ta lại phải tỏ ra là mình, khốn khổ, lại tin như
thế. Cha anh ta là như thế, có vậy thôi! Anh rất muốn có thể nói: cha tôi
mới phúc hậu làm sao! Như thế không đúng, và sau khi đã cân nhắc, anh ta
tin rằng cha anh quyết nhiên là một kẻ đê tiện bỉ ổi.

Matutxanh vốn được bố yêu và anh cũng rất yêu bố. Matutxanh là một

thanh nhiên rất tốt và một người con tốt, nhưng anh cho rằng có thể viết
được những vở kịch theo kinh nghiệm sống của người khác…

Do đó, anh tuyên bố sẽ thẳng thừng mở đầu vở kịch bằng lời tuyên bố

ấy của người con trai, nhưng anh này lại phải làm cho khán giả tin cậy –
ngay từ đầu phải tô điểm cho anh ta, bằng cách gán cho anh ta nhiều lương
tri và những đức tính quý báu. Nhưng cuối cùng Matutxanh quyết định viết
vở Tôi do tác giả tự sắm vai chính, và anh giữ lấy tính kiêu căng về phần
anh.

Tính tham ăn: nhưng nhìn một người suốt buổi tối cứ ăn mứt mãi thì

thật là chán – nếu tôi muốn làm như thực.

Tính lười biếng – nếu vở kịch phải do kinh nghiệm sống thì sẽ không

thể có vở nào viết về tính lười biếng được – đã lười nhác thì còn viết làm
sao được.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.