vẫn lặng yên, không có hồi tàu rúc dài báo hiệu tàu cá về Xóm cù lao vẫn
yên tĩnh, nhiều đàn bà trẻ con, ông già.
Yến Linh quay quắt ngơ ngác. Về đi Bỉnh ơi ...
Cộc ... cộc ...
Tiếng gõ cửa Yến Linh lao lại cửa. Cô thất vọng nhìn người thanh niên trẻ,
anh ta mặc bộ quần áo công nhân xưởng tàu. Yến Linh hồi hộp.
Có lẽ là người của Trung Hiếu, anh nhờ báo tin với cô là anh trở về đất liền
và không bao giờ trở về xóm cù lao này nữa.
– Chị là Yến Linh?
– Vâng!
– Anh Trung Hiếu bảo tôi đưa cái này cho chị.
Yến Linh cầm lấy phong thư, cô quên cả việc hỏi hay cám ơn người thanh
niên, run rẩy mở ra xem.
“Yến Linh! Anh đã về Sài Gòn, đúng là anh chạy trốn em, Linh ạ. Mọi sức
lực của anh cạn kiệt vì nhớ em nhớ con, anh cố mạnh dạn và tự xỉ vả mình,
song sao anh cứ nhu nhược như loài rong rêu. Anh bệnh rồi sau cái đêm
dầm mưa ấy, anh cung không biết bỏ cây dù của em ở đâu nữa, trong cơn
mê, anh cứ thấy em và con tươi cười vui vẻ với anh.
Hãy đến với anh một lần đi Yến Linh! Anh van em, cho anh được ôm em
và con vào mình. Anh không thể nào sống thiếu em được nữa rồi.
Hôn em”.
Trong thư là vé tàu và địa chỉ của Hiếu. Yến Linh vò lá thư và cả vé tàu. Cô
không có quyền đến với Hiếu, tội lỗi lắm, cô là người phụ nữ đã có chồng.
Ngồi xuống ghế, Yến Linh mở mắt trừng trừng nhìn lá thư bị mình vò nát.
Hiếu đang bệnh, liệu có nặng lắm không?
– Dzô ... dzô ... mẹ ơi.
Thằng Kha cầm máy bay điện tử nó vừa chạy vừa hét Yến Linh bảo tránh
vô, mồm cười toe toét:
– Mẹ ơi! Khi nào chú Hiếu mua sách tô màu cho con vậy? Lâu ghê, chú
hổng có cho quà mà cũng chẳng đến cho con dặn chú mua sách tô màu cho
con.
Yến Linh nhìn con đăm đăm: