phải đưa cho) đề trên phong bì cũng soi sáng rõ lắm. Bức thư đó không
phải viết cho Mary Gerrard, nhưng là cho một Mary khác. Đó là em gái của
bà ta tên là Mary Riley, ở Tan-tây-lan, là người mà Eliza Riley viết cho biết
sự thực.
- Bà Hopkins đã không tìm thấy bức thư đó ở nhà săn sau khi Mary Gerrard
chết. Bà ta đã có trong tay trong nhiều năm rồi. Bà ta đã nhận được thư này
gửi đến ở Tân-tây-lan sau khi chị bà chết.
Poirot ngừng lại:
- Một khi ta đã thấy được sự thực bằng con mắt của trí óc thì mọi điều còn
lại đều dễ dàng thôi. Bây giờ đi máy bay rất mau, cho nên một nhân chứng
biết rõ Mary Draper ở Tân-Tây-lan có thể có mặt tại phiên tòa.
Lord nói:
- Giả sử ông đã lầm; bà Hopkins và Mary Draper là hai người hoàn toàn
khác nhau, thì sao?
Poirot lạnh lùng nói:
- Tôi không bao giờ lầm cả.
Lord cười vang.
Poirot nói tiếp:
- Cậu ạ, bây giờ tôi biết một điều nào đó về người đàn bà tên là Mary Riley
hay Draper. Cảnh sát Tân-Tây-lan đã không thể nào có được bằng chứng
đầy đủ cho một vụ kết tội, nhưng họ đã theo dõi bà ta trong một thời gian
thì bà ta bỗng rời khỏi nước này. Có một bệnh nhân của bà ta, một bà phu
nhân già, đã để lại cho “bà điều dưỡng Riley thân mến” một số tiền thừa kế
rất nhỏ nhoi, cái chết của bà này đã gây đôi chút bối rối cho bác sĩ chăm
sóc bà. Ông chồng của Mary Draper đã bảo hiểm nhân thọ cho mình, bảo
đảm cho vợ một số tiền lớn khi mình chết đi; rồi cái chết của ông ta xảy
đến bất ngờ, kỳ quặc, khó hiểu. Không may cho bà ta, ông chồng đã viết
một cái séc cho hãng bảo hiểm, nhưng đã quên không gởi đi. Những cái
chết khác nữa có thể sẽ nằm la liệt ở trước cửa bà. Chắc chắn bà ta là một
người đàn bà tàn nhẫn, không biết ăn năn hối hận là gì.
- Chúng ta có thể hình dung được là bức thư của chị bà ta đã gợi ra các khả
năng cho cái đầu óc đầy rẫy thủ đoạn của bà ta. Khi Tân-tây-lan đã trở nên