bằng cuộc hôn nhân muộn màng của mình đã thay anh bơm vào đời sống
lặng lờ của quê tôi luồng không khí náo nhiệt và mọi người lại vớ được đề tài
hấp dẫn để bàn tán suốt ngày.
Bọn trẻ con cũng kéo vào vòng xoáy này. Cả đống cái miệng háo hức:
-Ê, biết tin gì chưa? Chị Hoè sắp lấy chồng -Chị Hoè lấy ai vậy mày?
-Nghe nói chú rể đẹp trai như tài tử xi nê.
Gần đến ngày cưới, thông tin bắt đầu rò rỉ. Chú rể là một bác sỹ làm ở
bệnh viện lớn trong Sài Gòn. Chị Hoè quen anh trong một lần đưa mẹ vào
trong chữa bệnh.
Trong mắt cư dân thị trấn. Sài Gòn là một kỳ quan. Đó là một xứ sở bí
mật, xa xăm, lộng lẫy, giàu sang. Nó như thuộc về một thế giới khác. Chúng
tôi chỉ nhìn thấy Sài Gòn trên các tờ hoạ báo sặc sỡ. Dạo đó, quê tôi rất ít
người có dịp đi Sài Gòn. Phải thật giàu như tiệm vải nhà chị Hoè hoặc phải
học giỏi cỡ "cao học" như anh Thắng mới đi được tới xứ đó. Không hiếm
người ao ước đi Sài Gòn một lần trong đời cho biết "nó" là cái gì rồi về chết
cũng cam lòng.
Chú rể không những người Sài Gòn mà còn là bác sĩ, càng thếm oai
phong. "Bác sĩ, kỹ sư" là một cái gì cao siêu vĩ đại vào thời đó. Ao ước tột
bậc của các bậc phụ huynh trong thị trấn là con mình cố làm sao học tới bác
sĩ, kỹ sư. Nó không chỉ đánh giá, mà còn đồng nghĩa với giàu có, với ô tô nhà
lầu. Nhưng để trở thành bác sĩ, kỹ sư cũng khó ngang với trở thành phi công
vũ trụ nên rốt cuộc chưa có con người hiếu thảo nào ở quê tôi thoả mãn được
giấc mơ quá đáng của các đáng sinh thành. Vậy mà đùng một cái, chồng chị
Hoè là bác sĩ. Lại là bác sĩ Sài Gòn.
Chuyện cứ thế mà ầm ĩ cho tới ngày nhà chị Hoè dựng rạp trước cổng