doanh nghiệp hiện tại đã được đề bạt vào vị trí cao hơn, có nhiều
ả
nh hưởng đối với họ.
Có thể nhận thấy, cơ chế quản trị doanh nghiệp nhà nước của
Việt Nam còn rất lỏng lẻo, bởi vì mỗi thành viên trong đó đều
không có cơ chế giám sát, tức là không ai được giám sát và bị giám
sát đến mức buộc anh phải tuân thủ.
3. Xây dựng quy chế quản trị công ty
Sau những vụ việc như xung đột quyền lợi giữa cổ đông nắm
51% và các cổ đông nắm giữ 49% vốn điều lệ ở Công ty cổ phần
Dầu Tường An, náo loạn ở Đại hội đồng cổ đông Công ty cổ phần
Bông Bạch Tuyết…, các doanh nghiệp thấy rằng đã đến lúc cần
phải nhận thức rõ vai trò của quản trị công ty như một vấn đề cấp
thiết, đã đến lúc phải rà soát lại hệ thống quản trị công ty của
doanh nghiệp mình và nghiêm túc thực hiện việc xây dựng và ban
hành Quy chế quản trị nội bộ công ty.
Theo Quyết định 12/2007/QĐ-BTC ngày 13/3/2007 về việc ban
hành Quy chế quản trị công ty áp dụng cho các công ty niêm yết
trên Sở Giao dịch Chứng khoán/ Trung tâm Giao dịch Chứng khoán
(“Quyết định 12”), “quản trị công ty” là hệ thống các quy tắc để
đảm bảo cho công ty được định hướng điều hành và được kiểm soát
một cách có hiệu quả vì quyền lợi của cổ đông và những người liên
quan đến công ty. Các nguyên tắc quản trị công ty bao gồm: Đảm
bảo một cơ cấu quản trị hiệu quả; Đảm bảo quyền lợi của cổ đông;
Đối xử công bằng giữa các cổ đông; Đảm bảo vai trò của những
người có quyền lợi liên quan đến công ty; Minh bạch trong hoạt
động của công ty; HĐQT và Ban kiểm soát lãnh đạo và kiểm soát công
ty có hiệu quả. Quy chế quản trị công ty quy định những nguyên tắc
cơ bản về quản trị công ty để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
cổ đông, thiết lập những chuẩn mực về hành vi, đạo đức nghề