nghiệp của các thành viên HĐQT , Ban giám đốc, Ban kiểm soát và
cán bộ quản lý của các công ty niêm yết.
Các công ty niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán/
Trung tâm Giao dịch Chứng khoán (sau đây gọi là các công ty niêm
yết) có trách nhiệm xây dựng và ban hành Quy chế quản trị nội bộ
công ty. Tuy nhiên, do tầm quan trọng của quản trị công ty đối với
sức khoẻ của doanh nghiệp nói riêng và sự lành mạnh của xã hội nói
chung, theo chúng tôi không chỉ các công ty niêm yết mà tất cả các
công ty không phải là công ty gia đình, các công ty có sự tham gia của
nhà đầu tư từ bên ngoài đều phải xây dựng Quy chế quản trị nội bộ
công ty.
Tuy nhiên trên thực tế, nhiều công ty niêm yết thực hiện việc
xây dựng Quy chế quản trị nội bộ công ty một cách hình thức, chiếu
lệ và không chú ý thực hiện Quy chế này dẫn đến những hậu quả
đáng tiếc có thể xảy ra. Ở Công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết các cổ
đông cho rằng, điều đáng trách là HĐQT của Công ty đã không
minh bạch công khai thông tin. Mặc dù Bông Bạch Tuyết hai năm
làm ăn thua lỗ lên đến hơn 15 tỷ đồng, nhưng vẫn báo cáo lãi (Cụ
thể Báo cáo kiểm toán năm 2007 do Công ty Kiểm toán và dịch vụ Tin
học AISC thực hiện thông báo lãi 2,25 tỷ đồng nhưng sau đó cũng
chính công ty kiểm toán này làm lại Báo cáo đưa ra con số lỗ 6,8 tỷ
đồng. Năm 2006 Bông Bạch Tuyết cũng bị lỗ gần 8,5 tỷ). Nếu
thực hiện tốt Quy chế quản trị nội bộ công ty với quy định về Báo
cáo của HĐQT, của BKS; về trách nhiệm và nghĩa vụ của HĐQT và
BKS; về công bố thông tin mà minh bạch…chắc chắn đã không
xảy ra tình trạng “cháy nhà mới ra mặt chuột”.
Có câu hỏi đặt ra là liệu Quy chế quản trị nội bộ công ty có giải
quyết được xung đột quyền lợi ví dụ giữa cổ đông nắm 51% và các
cổ đông nắm giữ 49% vốn điều lệ như ở Công ty cổ phần Dầu
Tường An? Theo Điều 5 Quyết định 12, “Cổ đông lớn không được