CEO VÀ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ - Trang 173

mướt mồ hôi. Để giải quyết mâu thuẫn quyền lợi giữa
Công (quyền lợi của nhà nước và nhân dân nói chung và của
bản thân DNNN nói riêng) và Tư (đại diện cho "quyền lợi
nhóm" của bản thân người giám đốc DNNN - chưa kể
quyền lợi riêng tư, có tính cá nhân của người giám đốc này)
đòi hỏi Giám đốc DNNN phải là "siêu nhân".

Vậy giám đốc DNNN sẽ suy nghĩ và hành động ra sao? Anh
ta đại diện cho ai? Đại diện cho quyền lợi của ai? Anh ta làm
việc và mang lại lợi nhuận cho Nhà nước (và nhân dân) hay
cho DNNN hoặc cho "quyền lợi nhóm" hay cho cá nhân
mình?

Một thách thức khác là liệu văn hóa và lối làm việc theo chế độ

tập thể như lâu nay ở các DNNN có thay đổi kịp để thích nghi với lề
lối làm việc mới theo quy định của pháp luật không. Rõ ràng mô
hình chia quyền cho nhiều người nhưng không có ai quyết và
không ai dám chịu trách nhiệm sẽ không còn “đất sống” trong mô
hình công ty TNHH MTV. Nhưng liệu có bao nhiêu Giám đốc, thành
viên HĐTV sẽ kịp thay đổi để thích ứng với yêu cầu mới?

Những khó khăn được nêu ra ở phần trên đều có thể được hóa

giải, dù là toàn bộ hay chỉ một phần, nếu như Chính phủ thực sự có
quyết tâm chính trị phải cải cách và nâng cao hiệu quả của khu vực
DNNN; đồng thời việc chỉ đạo thực hiện phải nghiêm khắc, kiên
quyết, tránh tình trạng nửa vời, không dứt khoát như tiến trình cổ
phần hóa DNNN mấy năm vừa qua. Một trong những công cụ hiệu
quả để đảm bảo quyền lợi của “ông chủ” Nhà nước ở các DNNN là
đảm bảo công tác quản trị công ty.

Quản trị công ty tại Việt Nam thể hiện trên giấy tờ tương đối tốt

nhưng trên thực tế phần lớn tiến bộ trong quản trị công ty thể hiện

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.