công ty chỉ chạy theo kết quả ngắn hạn trên thị trường chứng khoán
không thể đạt được.
Việc giám sát, kiểm soát nội bộ trong công ty gia đình không chỉ
thông qua cơ chế "quyền sở hữu", mà còn thông qua hàng loạt các
quy tắc xã hội khác, nhất là huyết thống, truyền thống, quan
niệm về trật tự gia đình, dòng họ...Quản trị công ty gia đình tạo
thuận lợi cho việc ra quyết định, làm giảm chi phí quản lý, tập trung
vào phối hợp giữa các bộ phận trong hệ thống.
Công ty gia đình có thể xây dựng một chiến lược phát triển độc
đáo, không theo cách tư duy tầm thường; nhanh chóng vượt qua
những đối kháng của quản trị công ty thông thường do không phải
phải lo thiết lập các ranh giới và phân chia quyền ra quyết định.
Các công ty gia đình thường có xu hướng tiết kiệm và cẩn trọng
trong chi tiêu. Sự thống nhất giữa quyền sở hữu và quyền quản lý
làm giảm nhẹ quy mô và mức độ của vấn đề đại diện.
Tóm lại, điểm mạnh của công ty gia đình là quan hệ “hợp tác” giữa
các thành viên chủ chốt. Tuy nhiên, khi quyền sở hữu công ty gia
đình được truyền lại qua các thế hệ sau, những người thừa kế phải
chia sẻ quyền sở hữu công ty trên tinh thần quan hệ “đối tác”. Họ
phải cùng nhau quyết định cách thức quản trị và điều hành công ty
như tài sản chung. Đại đa số các công ty gia đình gặp khó khăn trong
việc giải quyết các vấn đề quản trị công ty .
Hầu hết các công ty gia đình bắt đầu với một người đặt nền
móng - sáng lập kiêm luôn việc quản trị, là chủ sở hữu toàn quyền và
là người điều hành doanh nghiệp. Sáng lập viên của công ty gia đình
đôi khi sử dụng ý kiến tư vấn nhưng thường giữ toàn quyền ra
quyết định. Trong nhiều trường hợp, thách thức chủ yếu đối với
sáng lập viên là quyết định làm thế nào để duy trì công ty gia đình