đời này qua đời khác. Mặt hạn chế là sáng lập viên của công ty gia
đình thường quản trị và điều hành công ty một cách gia trưởng.
Khi quyền sở hữu công ty gia đình được truyền lại qua các thế
hệ sau lúc đầu có thể có hợp tác giữa những người trong gia đình
nhưng sau đó, những người thừa kế phải chia sẻ quyền sở hữu công
ty trên tinh thần quan hệ đối tác. Họ phải cùng nhau quyết định
cách thức quản trị và điều hành công ty như tài sản chung. Vai trò
của mỗi người được tách bạch, một số người tích cực tham gia vào
hoạt động quản trị và điều hành công ty gia đình còn một số khác
lại không tham gia. Mức độ tin tưởng nhau trong gia đình sẽ quyết
định hình thức quản trị công ty. Với mỗi thế hệ kế tục hoặc thay đổi
về quy mô kinh doanh, các công ty gia đình thường đối mặt với yêu
cầu phải cải tổ hệ thống quản trị công ty.
Một công ty gia đình phát triển sẽ ngày càng trở nên phức tạp, đòi
hỏi phải có cơ cấu tổ chức và quản trị chuẩn mực hơn. Khi doanh
nghiệp gia đình trở thành một công ty cổ phần, nảy sinh nhu cầu
cần phải có một HĐQT chuyên nghiệp có thể hoạch định chiến lược
và kiểm soát có hiệu quả hoạt động của bộ máy điều hành công ty.
Mặt khác, các công ty gia đình do số ít người kiểm soát, không
phải chịu sức ép từ bên ngoài và thiếu cơ chế phản biện hợp lý có
nguy cơ trì trệ về mặt tổ chức, nguy cơ đưa ra chiến lược kinh doanh
không phù hợp thực tiễn thị trường.
Một số chủ công ty gia đình ở Việt Nam đã rút ra kết luận là
quản trị công ty kiểu gia đình có cái lợi là đoàn kết, ổn định nhưng
về lâu dài cần phải thay đổi.
2.2 Kinh nghiệm thành công của các công ty gia đình lớn
Muốn công ty trở thành doanh nghiệp lớn thì không có cách nào
khác là phải thoát khỏi cung cách quản lý gia đình. Sự khác biệt giữa