hỏi CEO và HĐQT hoặc cần đủ kiến thức để phân tích hoặc biết sử
dụng người tài hoặc biết tích hợp các nguồn lực bên ngoài (thuê tư
vấn chẳng hạn) để hiểu và đưa ra hướng đi đúng cho doanh nghiệp.
3. Dẫn đắt thay đổi thành công
Gần đây khái niệm tái cấu trúc (restructuring), tái cơ cấu
(reengineering) được nhiều doanh nghiệp Việt Nam sử dụng, đôi khi
bị lạm dụng. Mặc dù vậy, qua đây cho thấy sự thay đổi đang là một
trong những vấn đề nóng bỏng nhất của các doanh nghiệp. Ở đây
chúng tôi không đưa ra các định nghĩa, khái niệm, nà chỉ muốn
nhận xét là bản chất của cải tiến, tái cấu trúc, tái cơ cấu…đều là
sự thay đổi để đạt tới hiệu quả hoạt động cao hơn, nhằm đạt được các
mục tiêu của tổ chức. Tùy thuộc vào mức độ và tính chất thay đổi mà
ứ
ng dụng các khái niệm cải tiến, tái cấu trúc, tái cơ cấu cho thích
hợp. Chúng tôi muốn nhấn mạnh vai trò lãnh đạo của CEO trong
việc dẫn dắt quá trình thay đổi để đạt đến sự mong đợi:
Bất cứ sự thay đổi nào cũng không nằm ngoài khuôn khổ “Hiện
trạng – Chuyển đổi – Mong đợi tương lai”. Như nguyên tắc vật lý,
một tổ chức sẽ có xu hướng chống lại một tác động làm thay đổi
trạng thái. Tổ chức càng lớn, tính ỳ càng cao và việc thay đổi sẽ khó