trong thời điểm hiện tại . Nếu Chủ tịch HĐQT kiêm CEO thì ai sẽ ký
Hợp đồng lao động với nhân vật này? Ở đây theo chúng tôi cần có
sự tách bạch vai trò, Chủ tịch HĐQT không ký Hợp đồng lao động
với công ty mà chỉ hưởng thù lao công việc và tiền thưởng. CEO mới
cần phải ký Hợp đồng lao động với công ty lúc này do HĐQT làm
đại diện và để tránh trường hợp một người ký Hợp đồng lao động với
chính mình, có thể cứ Phó chủ tịch HĐQT thay mặt HĐQT. Để chặt
chẽ về mặt pháp lý, có thể chuẩn bị Nghị quyết của HĐQT về việc
này.
4. Vấn đề thay đổi CEO
Một trong những thách thức đối với HĐQT (cơ quan chịu trách
nhiệm bổ nhiệm, bãi nhiệm CEO) và công ty là quá trình thay đổi
CEO. Việc thay đổi CEO là xu hướng xảy ra ngày càng nhiều trong
quản trị hiện đại do các lý do cả tích cực lẫn tiêu cực. Lý do thay đổi có
thể do CEO đến tuổi về hưu, CEO tiếp quản vị trí Chủ tịch HĐQT
hoặc CEO hết nhiệm kỳ nhưng không muốn tiếp tục đảm nhiệm vị
trí này vì những lý do khách quan…Bên cạnh đó, có những lý do tiêu
cực bắt buộc phải thay đổi CEO như không hoàn thành các mục tiêu
kinh doanh, mâu thuẫn với HĐQT, có hành vi vi phạm đạo đức kinh
doanh trong điều hành…Thống kê cho thấy hơn ¼ CEO của 1000
doanh nghiệp hàng đầu theo bình chọn của Business Week đã phải
thay đổi trong vòng 2 năm. Xu hướng thay đổi CEO ngày càng tăng
trong thời kỳ kinh tế suy thoái. Trong vòng 2 năm (2007-2008)
Motorola đã phải thay đổi đến 3 đời CEO của bộ phận điện thoại di
động. Việc thay đổi CEO đã trở thành một thực tế phổ biến trên
toàn cầu và tác động đến cả những công ty châu Á vốn có truyền
thống “CEO lâu năm” do tính chất của công ty gia đình. Trong quá
trình thay đổi CEO, nổi cộm nhất là việc thuê CEO từ bên ngoài
doanh nghiệp với các vấn đề trong quá trình chuyển đổi từ CEO
tiền nhiệm, bao gồm sự kế thừa, thay đổi/làm mới, phong cách