rõ ràng cho mỗi nhiệm kỳ CEO, có thể là cắt giảm chi phí, tăng
trưởng, tái cấu trúc…Khi tiếp quản vị trí điều hành tối cao, các
CEO thường có quá nhiều việc phải làm như đáp ứng những yêu
cầu theo cảm hứng của Chủ tịch HĐQT, trả lời cho việc xin ý kiến
chỉ đạo của các giám đốc trực thuộc, giải quyết các sự cố từ thị
trường…Các CEO thường bị cuốn vào những việc “khẩn cấp” hàng
ngày mà quên đi mất mục tiêu và sứ mệnh mà HĐQT đã kỳ vọng
ban đầu do đó cần phải có một cái đầu đủ lạnh để phân loại các
yêu cầu, sắp xếp các công việc hàng ngày theo định hướng kết
quả sau cùng của nhiệm kỳ nếu không muốn bị đánh giá là “không
đáp ứng mong đợi”. Các CEO thành công thường để lại dấu ấn của
mình trong tổ chức một khi rời nhiệm sở. Jack Welch –“vị thuyền
trưởng huyền thoại” của General Electric khi nghỉ hưu ở tuổi 67 sau
hơn 20 năm điều hành đã để lại chiến lược vị trí số 1 trong từng
ngành hàng mà GE theo đuổi. Dấu ấn của Alan G. Lafley tại Tập
đoàn Procter & Gambler là hiệu quả chi phí…Các CEO Việt Nam có
bao giờ suy nghĩ về dấu ấn mình để lại công ty?
Trên thực tế, các CEO mới thường hay băn khoăn và không biết
rõ về mong đợi của HĐQT trong hàng loạt các mục tiêu được giao
cho. Đôi khi chính HĐQT cũng không xác định rõ mình mong đợi gì
ở
CEO mà đưa ra mong đợi hết sức chung chung là “nâng tầm công
ty”. Kinh nghiệm của những CEO giỏi cho thấy cần phải làm rõ kỳ
vọng của công ty và HĐQT đối với họ, thậm chí là phải cùng ngồi
với nhau nhiều ngày cùng phân tích, phản biện để viết ra những
mong đợi chính thức cho nhiệm kỳ của CEO. Mặt khác CEO cũng
cần phải phân tích kỹ những mong đợi của HĐQT để tránh rơi vào
tình cảnh “không thực hiện lời hứa” mà nhiều CEO mới vì nể nang,
hoặc muốn chứng tỏ năng lực hoặc làm vui lòng HĐQT và thường dễ
dàng gật đầu khi nhận được các yêu cầu ban đầu.