lãnh đạo…dẫn đến những kết quả khác nhau. Có những công ty
thành công với việc thay đổi CEO, đem đến những thay đổi tích cực,
nhưng cũng không ít doanh nghiệp thụt lùi, thậm chí rơi vào khủng
hoảng. Một trong những lo ngại lớn nhất của các công ty là những kỳ
vọng và áp lực khi thay đổi người đứng đầu bộ máy điều hành. Một
chủ doanh nghiệp đã từng chia sẻ rằng “sau hàng loạt các thay đổi
qua những triều đại CEO khác nhau, tôi chẳng thấy tốt hơn tí nào
mà có lẽ công ty bây giờ cần nhanh chóng tìm kiếm một CEO có thể
đưa công ty trở lại y như mô hình ban đầu”. Theo chúng tôi, vấn
đề không chỉ do CEO mà đôi khi nảy sinh từ chính chủ doanh
nghiệp/HĐQT. Một CEO mới tiếp nhận việc điều hành công ty đã
tâm sự: “Mọi người trong công ty thì cứ xôn xao bàn tán và chăm
chăm nhìn vào những việc tôi làm hàng ngày, còn HĐQT đã kỳ vọng
quá nhiều vào tôi, cứ như là tôi có thể nhanh chóng thay đổi doanh
nghiệp như là đã có trong tay cây đũa thần vậy. Họ đã không đủ kiên
nhẫn để chờ đợi những kế họach thay đổi căn cơ của tổ chức, mà sốt
ruột về kết quả kinh doanh hàng tháng vẫn chưa có đột biến”.
Chúng tôi cho rằng, vấn đề lớn nhất trong quá trình thay đổi
CEO là đảm bảo những giá trị của công ty trong “triều đại CEO”
trước sẽ được kế thừa ở các “triều đại CEO” sau. Những quan sát
cho thấy hiện trạng doanh nghiệp thường không được duy trì trong
quá trình thay đổi CEO. Quá trình này dài hay ngắn tùy thuộc vào
điều kiện của công ty, bối cảnh của môi trường kinh doanh và
nhiều nhân tố khác nhưng thông thường diễn ra trong khoảng 1
năm bao gồm các bước như tìm kiếm, tuyển dụng, bàn giao và tiếp
quản…Sau đây là một số yếu tố mà HĐQT cần lưu ý trong việc
quản lý quá trình chuyển đổi CEO:
Thứ nhất, mục tiêu và kết quả mong đợi cần được vạch ra rõ
ràng trong nhiệm kỳ CEO. Tùy theo bối cảnh công ty, ngoài các chỉ
tiêu doanh thu, lợi nhuận hàng năm, HĐQT thường đưa ra mong đợi