khả năng sinh lợi từ khách hàng, giữ chân khách hàng, thành công
của sản phẩm/dịch vụ mới và thị phần. Thẻ điểm cân bằng là một
phương pháp hiệu quả để xem xét chiến lược, hiệu suất hoạt động
của công ty bởi nó đánh giá doanh nghiệp trên cả bốn phương diện:
tài chính, khách hàng, nội bộ, nghiên cứu – phát triển.
Để xác định, giữ vững hay thay đổi chiến lược của doanh nghiệp
trong môi trường kinh doanh biến động, việc quan trọng cần làm là
định vị năng lực lõi hiện có và phát huy các thế mạnh chuyên môn
hữu hình và vô hình của doanh nghiệp. Nhìn chung trong giai đoạn
kinh tế suy thoái, doanh nghiệp nên tập trung vào việc tái cấu trúc,
giảm thiểu chi phí, tăng thêm thị phần và lợi nhuận để tạo nền
móng chuẩn bị cho thời kỳ hồi phục của nền kinh tế. Nếu đầu tư
cho tầm nhìn chiến lược một cách đúng mức , đồng thời xem xét
lại các chu trình hoạt động, loại bỏ những hoạt động thiếu hiệu quả
thì khi kinh tế bắt đầu đi lên, doanh nghiệp sẽ có một nền móng
vững chắc để tiếp tục vươn lên những tầm cao mới với những
chiến lược mới.
3. Mối quan hệ giữa HĐQT và CEO
CEO là cầu nối giữa HĐQT và Ban điều hành. Các Giám
đốc/Trưởng phòng chức năng của công ty hầu như chỉ làm việc trực
tiếp với CEO và các thành viên HĐQT cũng hầu như chỉ làm việc
trực tiếp với CEO. CEO dường như là mắt xích duy nhất kết nối
những chính sách/chủ trương của HĐQT và công việc hàng ngày của
Ban điều hành và toàn công ty. Việc xác định vai trò, cách thức
tương tác giữa CEO và HĐQT do đó là rất quan trọng trong bất kỳ
công ty cổ phần nào. Những nghiên cứu và kinh nghiệm cho thấy
trên thực tế vai trò và liên kết giữa HĐQT và CEO ở các công ty là
rất khác nhau. Các kết quả khảo sát ở Mỹ và các nước phát triển
cho thấy HĐQT thực hiện việc quản trị công ty thông qua CEO với
chức năng chính như sau: