Trên thực tế ở nhiều công ty, HĐQT dường như chỉ đánh giá
CEO thông qua những thước đo về hiệu quả tài chính. Nhiều CEO
phải ngạc nhiên vì HĐQT quá đại khái khi đánh giá hoạt động điều
hành của CEO, đánh giá CEO chủ yếu được đưa ra để họ biện minh
cho những quyết định về lương, thưởng hay bãi nhiệm CEO. Bất
kỳ một đánh giá CEO nào đều bắt nguồn từ đánh giá hiệu quả vận
hành và tài chính của công ty rồi đến việc đảm bảo chiến lược.
Cách đánh giá này có thể dẫn đến hậu quả là CEO sẽ đưa ra những
số liệu được nhào nặn cẩn thận làm nổi bật những kết quả sáng sủa
nhất. Ở đây cần thấy rằng khi các CEO phạm sai lầm, họ sẽ kéo
cả công ty theo. HĐQT có nghĩa vụ với các cổ đông về việc đảm bảo
rằng công ty đang được điều hành tốt và sẽ còn tốt hơn nếu họ
sớm phát hiện ra những trục trặc trong hoạt động điều hành của
CEO. Nếu không có những đánh giá sớm khi công ty sa thải CEO thì
thiệt hại đã xảy ra rồi. Thêm vào đó, cần thấy rằng phải mất từ 6
đến 9 tháng từ khi HĐQT nhận ra CEO có sai trái để đi đến nhất
trí về việc thay thế CEO. Rồi lại mất từ 3 đến 6 tháng để tìm
kiếm một CEO mới, giao quyền cho CEO đó, thêm một năm nữa
cho CEO đó tìm hiểu về lĩnh vực kinh doanh này, xác định mình
muốn làm gì và phải bắt đầu ra sao. Tối thiểu phải mất gần hai
năm để công ty thoát khỏi sự ngưng trệ một cách tốn kém. Rõ ràng
cần phải đưa ra một quá trình cải tiến cách thức đánh giá CEO. Các
thành viên HĐQT phải đánh giá CEO dựa trên sự quan sát trực tiếp
công ty và những dữ liệu đầu vào được cung cấp bởi các Giám
đốc/Trưởng phòng chức năng. Thành viên HĐQT có thể hỏi trực
tiếp Trưởng phòng nhân sự xem ông ta nghĩ gì về kỹ năng quản
trịcủa CEO, liệu CEO có tuyển dụng và phát huy được nhân tài?
Thành viên HĐQT có thể tới chỗ Giám đốc tài chính và tìm hiểu xem
liệu công ty đạt được doanh số do hoạt động thực sự của nó hay do sự
phù phép của kế toán. HĐQT có thể phát hiện vấn đề mà CEO
thậm chí còn chưa lưu tâm tới .