còn gợi ý rằng Psycho là một minh chứng cho việc kể cả một tuyệt tác cũng
có thể phạm sai sót. Lúc đó tôi không nói bộ phim sai sót ở chỗ nào. (Tôi
đang nghĩ đến đoạn kết của phim, tồi tệ và nhiều lời, nhưng tôi muốn nó tự
nhận ra.)
Sau đó đến một bộ phim hiếm, Onibaba (Một chút sex) (1964). Được
dàn dựng lấy bối cảnh là thế giới mơ mộng của lau sậy và đầm lầy trong
thời phong kiến Nhật Bản vào thế kỷ 14, đây là một bộ phim kinh dị đen
trắng về một người phụ nữ và cô con dâu mưu sinh bằng cách thủ tiêu
những người lính đi lạc và bán vũ khí của họ. Nhưng đề tài thực chất của
bộ phim lại là tình dục, về sự cám dỗ và những hệ lụy mang lại. Tôi nhận
thấy Jesse đang nghĩ về Rebecca, về chuyện con bé đang ở đâu, với ai.
“Con đang nghĩ gì thế?”, tôi hỏi.
“Về O.J.Simpson,” nó nói: “con đang nghĩ là nếu phải đợi đến sáu
tháng thì ông ấy sẽ không quan tâm đến việc vợ mình đã ở cùng với ai.”
Tôi báo trước cho Jesse chuẩn bị tinh thần xem một cảnh đáng sợ, khi
người phụ nữ đứng tuổi cố gắng lột chiếc mặt nạ của quỷ khỏi mặt mình.
(Chiếc mặt nạ co lại dưới trời mưa.) Người phụ nữ kéo và giật mạnh, máu
nhỏ giọt cuống cổ họng bà, cô con dâu dùng một viên đá nhọn đập chan
chát vào chiếc mặt nạ. Tôi kể rằng chiếc mặt nạ này sau đó đã truyền cảm
hứng cho William Friedkin tạo dựng hình ảnh con quỷ trong bộ phim kinh
dị hay nhất mọi thời đại, một bộ phim đáng sợ nhất từng được sản xuất,
The Exorcist (Quỷ ám) (1973). Đó là bộ phim tiếp theo trong danh sách các
phim bố con tôi xem và nó thực sự khiến chúng tôi chết lặng.
Lần đầu tiên tôi xem phim The Exorcist khi tôi gần 23 tuổi và nó làm
tôi sợ đến mức phải chuồn khỏi rạp sau nửa tiếng xem phim. Một vài ngày
sau, tôi lại lẻn vào thử lại lần nữa. Tôi xem đến nửa phim, nhưng khi bé gái
trong phim dần dần quay đầu lại, cùng với tiếng xương bị bẻ răng rắc, tôi
cảm thấy máu trong cơ thể lạnh toát, và tôi lại trốn về một lần nữa. Đến lần