Những người lãnh đạo công ty Chevy đã cười to khi Leonard diễn
trình ý tưởng này cho họ, nhưng họ lại từ chối; đó không phải những gì họ
muốn đăng lên hệ thống biển quảng cáo toàn quốc. Nhưng đó lại chính là
kiểu nói chuyện đã hiện hữu trong những tiểu thuyết của Leonard một thập
kỉ sau khi ông chuyển sang viết truyện trinh thám tội phạm. Nó thu được
cái hồn của hoạt động thường ngày mà không hề tầm thường.
Bạn có nhớ một bối cảnh trong Get Shorty (Giang hồ mê điện ảnh) từ
năm 1990 của Elmore Leonard không? Chili Palmer bị mất một chiếc áo
khoác đắt tiền trong một nhà hàng; ông ta không nói: “Này, áo khoác của
tôi đâu - nó đáng giá 400 đô-la Mỹ đấy.” Không, không. Thay vào đó, ông
kéo chủ quán sang một bên và nói: “Cậu có thấy một chiếc áo khoác da
màu đen, dài tới đầu ngón tay, có ve áo như một chiếc áo com- lê không?
Nếu không thì cậu nợ tôi 397 đô-la.” Đó chính là sự đặc trưng trong hội
thoại của Elmore Leonard. Thú vị và cụ thể.
Hay còn có chuyện nho nhỏ từ cuốn truyện li kì Riding the Rap vào
năm 1995 của ông nữa. Cảnh sát trưởng Mỹ Raylan Givens vừa bắt gặp hai
tên tội phạm đang cướp xe mà không hề biết đến sự hiện diện của ông.
Leonard miêu tả những việc xảy ra tiếp theo như thế này: “Raylan giơ khẩu
súng săn lên hai kẻ đó... và làm một việc mà tất cả những người thi
hành pháp luật đều biết đảm bảo sẽ mang đến sự chú ý và lòng tôn
trọng. Ông lên đạn bằng báng súng, về phía sau rồi phía trước, và tiếng
động lạch cạch đó, hiệu quả hơn cả tuýt còi, đã khiến hai tên kia phải đầu
hàng để thấy rằng chúng đã thất nghiệp.”
Đã có rất nhiều những bộ phim được dựa trên tiểu thuyết của Elmore
Leonard. Hombre hồi 1967 với sự diễn xuất của Paul Newman, Mr.
Majestyk (1974), Stick do Burt Reynolds thủ vai vào năm 1985,52 Pick-
Up (1986). Thường thì những bộ phim thời gian đầu này không diễn tả hết
được nét dí dỏm và những câu buôn chuyện thú vị đến ngạc nhiên vốn đã
làm nên đặc trưng tiểu thuyết của Leonard. Cần phải có một thế hệ nhà làm