ánh đèn đỏ. Bất cứ ai từng tới một quán bar yêu thích của mình trong đêm
thứ Sáu cũng sẽ biết khoảnh khắc đó. Bạn biết mọi người, họ vẫy tay, gọi
tên bạn, cả đêm vui vẻ đang ở trước bạn. Keitel lách mình qua đám đông,
bắt tay chỗ này, buông lời đùa cợt chỗ kia; anh ta khiêu vũ chậm rãi, đung
đưa duy nhất phần hông theo điệu nhạc, đây là bức chân dung một người
đàn ông trẻ yêu cuộc sống, ham thích việc được sống trong không khí tối
thứ Sáu này, với những con người thế này, ở nơi thế này. Nó cũng mang
dấu ấn của một nhà làm phim trẻ tuổi, một khoảnh khắc của những xúc cảm
mãnh liệt, khi anh ta như vậy, anh ta thực sự đang tạo ra một bộ phim.
Có những khoảnh khắc tuyệt vời khác: Khi Gene Hackman gây náo
loạn
ở một quán bar trong bộ phim The French Connection (Mối quen
Pháp) (năm 1971). Anh ta gào lên: “Thủy thủ Popeye đây!” rồi lao xuống
quầy thu tiền, làm những lọ thuốc, những con dao bấm tự động và những
viên ma túy bay xuống sàn nhà. Phản ứng ngạc nhiên của Charles Grodins
trong bộ phim Ishtar (Thần tình yêu mang tai họa) (năm 1987) khi tài tử
Dustin Hoffman hỏi anh ta liệu nước Libya có “gần đây” không. Hay phần
độc diễn của Marlon Brando trong Last Tango in Paris (Bản Tango cuối
cùng ở Paris) (năm 1972) về một con chó tên Dutchie từng “nhảy lên và
nhìn quanh tìm những con thỏ” trên một cánh đồng toàn cây mù tạt. Chúng
tôi đã xem Last Tango vào ban đêm, một cây nến được thắp trên bàn và vào
cuối phim, tôi thấy đôi mắt sẫm màu của Jesse nhìn chằm chằm vào mình.
“Thế đấy,” tôi nói.
Có cảnh Audrey Hepburn cố thoát khỏi vụ hỏa hoạn tại một căn hộ
xây bằng sa thạch nâu đỏ ở khu Manhattan trong phim Breakfast at
Tiffany’s (Bữa sáng ở Tiffany) (năm 1961), tóc cô ấy cuộn trong khăn tắm,
ngón tay cô ấy nhẹ nhàng gẩy đàn ghi ta. Máy quay đã thu được tất cả nét
đẹp vào khung hình: cầu thang, những viên gạch, người phụ nữ mảnh mai;
sau đó là chuyển những cảnh khép chặt khuôn hình, chỉ có mình Audrey;