• Để con nghĩ đã.
• Sao chúng ta không nói chuyện khi bố/mẹ đã hết bực bội nhỉ.
• Con rất tiếc vì bố mẹ đang khó chịu (bực bội, thất vọng).
Điều quan trọng là bạn cần tự tập trước những câu phản hồi này trước
khi sử dụng với người khác. Để làm điều đó, hãy tưởng tượng cha mẹ ở
trong phòng với bạn và nói lời chỉ trích hay chê bai. Phản hồi thành tiếng
với họ theo cách không phòng vệ. Hãy nhớ rằng, khoảnh khắc bạn tranh
cãi, xin lỗi, giải thích hay cố khiến họ thay đổi suy nghĩ, bạn đã mất đi rất
nhiều sức mạnh. Nếu bạn đòi hỏi người khác tha thứ hay hiểu cho bạn, thì
bạn đã trao cho họ quyền từ chối làm điều đó. Nhưng nếu bạn sử dụng phản
hồi không phòng vệ, thì bạn đang không đòi hỏi gì cả, và khi không đòi hỏi
gì, bạn cũng không thể bị từ chối.
Khi đã quen với kiểu phản hồi này, hãy thử sử dụng nó trong lần tới
khi bạn bất đồng ý kiến với ai đó thay vì cha mẹ. Tốt hơn nên kiểm tra với
người mà bạn ít có mối ràng buộc cảm xúc - đồng nghiệp hoặc một người
bạn thông thường. Ban đầu nó sẽ hơi ngượng ngùng và thiếu tự nhiên, và
có thể bạn sẽ lại sa vào phản hồi phòng vệ khiến cho mọi thứ trở thành
công cốc. Cũng như những kỹ năng mới khác, bạn sẽ phải luyện tập và sẵn
sàng mắc lỗi. Đến cuối cùng, nó sẽ trở thành bản năng thứ hai của bạn.
Tuyên Bố Vị Thế
Có một kỹ thuật hành vi khác mà tôi gọi là tuyên bố vị thế, có thể giúp
bạn phản ứng ít hơn và đưa bạn đi xa hơn trên con đường trở nên độc lập.
Tuyên bố vị thế xác định những điều bạn nghĩ và tin tưởng, đâu là thứ
quan trọng đối với bạn, đâu là thứ bạn sẵn sàng và không sẵn sàng làm, đâu
là thứ có thể và không thể thương lượng. Các vấn đề đều có thể xếp loại
theo mức độ quan trọng từ ý kiến của bạn về một bộ phim đến những niềm