khi còn nhỏ. Bạn không biết sự căm giận của bạn lớn đến mức nào. Bạn có
khả năng cao sẽ xử lý cơn giận theo những cách sau:
Bạn có thể chôn sâu cơn giận và trở nên bệnh tật hay bị trầm cảm; Bạn
có thể chuyển cơn giận thành nỗi đau khổ và biến thành tín đồ của nó; bạn
tìm cách làm cho nó im lặng bằng rượu bia, thuốc phiện, hay tình dục; hoặc
bạn bỏ lỡ tất cả các cơ hội, buông tay cho cơn giận biến bạn thành một
người căng thẳng, bực dọc, nghi hoặc và hận thù.
Tuy nhiên, đa số chúng ta chọn những cách cũ và không hiệu quả này
để đối phó với cơn giận. Những cách này không thể giúp chúng ta thoát
khỏi sự kiểm soát của cha mẹ. Thay vì vậy, hãy chuyển hướng cơn giận vào
những việc có thể giúp bạn vượt qua bản thân và giới hạn của mình.
Hãy để tôi chỉ cho bạn một vài cách hiệu quả để xử lý cơn giận:
1. Hãy để cơn giận tự xảy ra và đừng đánh giá bất kì cảm giác nào của
bạn. Cơn giận cũng giống như nỗi sợ và niềm vui, không đúng cũng chẳng
sai. Nó thuộc về bạn và nó làm nên con người trần tục của bạn. Cơn giận có
thể là một tín hiệu, nó cho ta biết tầm quan trọng của một thứ gì đó. Có thể
quyền lợi của bạn đang bị chà đạp, có thể bạn đang bị xúc phạm hay lợi
dụng, hoặc nó báo cho bạn biết bạn cần được chăm sóc. Cơn giận luôn
mang ý nghĩa chính là có điều gì đó cần phải thay đổi.
2. Giải phóng cơn giận. Bạn có thể cào cấu chiếc gối, hét vào tấm ảnh
của những người bạn đang giận. Bạn cũng có thể nói với những người bạn
tin tưởng về cơn giận của mình mà không cần phải lúc nào cũng lớn tiếng
với họ. Bạn phải thả cơn giận của bạn ra ngoài thì mới có thể xử lý nó
được.
3. Hãy tăng cường hoạt động thể chất. Biến cơn giận thành hoạt động
thể chất sẽ giúp bạn giải tỏa căng thẳng khỏi cơ thể. Nếu bạn không thể
chơi tennis, chạy bộ hay đạp xe, hãy dọn tủ quần áo bừa bộn của bạn hay
đăng kí một lớp khiêu vũ. Hoạt động thể chất giúp tăng sản sinh endorphin
- một hóa chất trong não bộ giúp tăng cảm giác hạnh phúc. Việc thấu hiểu
để giải tỏa cơn giận sẽ giúp bạn tăng cường năng lượng và hiệu suất làm